RAM và ROM là bộ nhớ gì – câu hỏi này luôn được nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của máy tính. RAM và ROM có nhiệm vụ chính là lưu trữ dữ liệu, vì vậy chúng còn được ví như bộ não của máy tính. Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai bộ nhớ ROM và RAM? Bài viết sau đây của KTPM sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Giải thích RAM và ROM là bộ nhớ gì?
Khái niệm ROM là gì?
ROM là dạng viết tắt của thuật ngữ “Read Only Memory”. Hay dịch sang tiếng Việt là “Bộ nhớ chỉ đọc”. ROM có chức năng của một bộ nhớ không khả biến, được trang bị cho máy tính hoặc các hệ thống điều khiển. Trong quá trình hệ thống vận hành, dữ liệu trong ROM sẽ chỉ được đọc nhưng không được ghi vào.
Nói cách khác, ROM là loại bộ nhớ chứa lượng dữ liệu đã được ghi vào từ trước. Dữ liệu này là những chương trình nhằm hỗ trợ quá trình khởi động của máy tính. Các chương trình được lưu trữ trong ROM sẽ không bị xóa kể cả khi mất nguồn điện.
Định nghĩa RAM là gì?
RAM (Random Access Memory) là “bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên”. RAM là một yếu tố quan trọng thuộc về phần cứng của máy tính. Tại đây các dữ liệu, hệ điều hành, chương trình được lưu trữ một cách tạm thời để tăng tốc truy xuất cho vi xử lý.
RAM là thành phần vô cùng thiết yếu đối với bất kỳ chiếc máy tính nào. Đây là một trong những loại bộ nhớ có tốc độ nhanh nhất trong máy tính. RAM có chức năng của bộ nhớ khả biến. Vì vậy khi máy tính mất nguồn điện hoặc bị tắt đi thì dữ liệu trên RAM cũng bị xóa sạch.
Tổng quan về bộ nhớ ROM
ROM nằm ở vị trí nào?
- Đối với máy vi tính: ROM thường được đặt bên trong thùng máy, cụ thể là trong CPU. Vai trò của ROM là bộ nhớ đệm nhanh, có tác dụng nâng cao tốc độ truy xuất dữ liệu.
- Đối với điện thoại: ROM đóng vai trò như một “phân vùng bí mật”, nơi mà hệ điều hành của điện thoại được lưu trữ. ROM không cho phép người dùng ghi đè dữ liệu. Tuy nhiên hệ thống lại có khả năng ghi đè lên ROM mỗi lần cập nhật (hay còn gọi là “up ROM”).
Ứng dụng của ROM
Những ứng dụng phổ biến nhất của ROM đó là xây dựng file hệ thống, sử dụng cho hệ điều hành Android… Sau đây là một số trường hợp sử dụng ROM trong thực tiễn:
Chip nhớ – lưu trữ:
Khi ở dạng chip nhớ, ROM có vai trò lưu trữ các file hệ thống. Một số thiết bị sẽ có nhiều chip nhớ khác nhau.
- Chi nhớ dùng để lưu file hệ thống, dữ liệu ứng dụng, bộ nhớ đệm: Mặc dù có dung lượng hạn chế nhưng loại chip nhớ này lại có tốc độ cao. Vì vậy có giá bán rất đắt đỏ.
- Chip nhớ dùng để lưu ứng dụng: Sở hữu dung lượng lớn hơn loại chip nhớ trên, rơi vào khoảng từ 1 – 2GB, tuy nhiên tốc độ chậm hơn.
Hệ điều hành cho Android:
Up ROM cho Android được hiểu là việc nâng cấp hoặc chuyển sang một phiên bản hệ điều hành khác gần tương đương. Khi Up ROM, điện thoại của bạn sẽ được tích hợp thêm các tính năng mới và vận hành trơn tru hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng bản ROM không tương thích thì điện thoại có thể bị lag, hoạt động chậm chạp, thiếu ổn định.
Các loại ROM phổ biến
Hiện nay, ROM được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên công nghệ chế tạo và công dụng. Các loại bộ nhớ ROM (Read Only Memory) trên máy tính là:
- Mask ROM hay PROM (Programmable Read-Only Memory): Được cấu thành từ các mối nối (cầu chì, có thể sử dụng mạch điện để làm đứt). Đây là loại ROM có giá thành rẻ nhất, tuy nhiên chỉ cho phép lập trình 1 lần.
- EAROM (Electrically Alterable Read-Only Memory): Đây là loại ROM cho phép điều chỉnh từng bit một lần. EAROM sử dụng điện thế không chuẩn và tốc độ viết khá chậm. Việc viết lại EAROM không được tiến hành thường xuyên.
- EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory): Ứng dụng công nghệ phân cực tĩnh điện trong quá trình chế tạo. Người ta có thể xóa loại ROM này bằng tia cực tím, sau đó sử dụng thiết bị ghi EPROM để ghi lại.
- EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory): Được sản xuất theo phương pháp bán dẫn. Dữ liệu lưu trữ trên ROM có thể được viết vào và xóa đi (bằng cách sử dụng điện).
- Bộ nhớ Flash: Được sử dụng như một EEPROM và cả trong ổ USB flash.
Giới thiệu chung về bộ nhớ RAM
RAM nằm ở đâu?
Thanh RAM có cấu tạo hình chữ nhật và được cắm vào khe chuyên dụng trên bo mạch chủ. Ngày nay, các bo mạch chủ có thể có một hoặc nhiều khe cắm RAM. Điều này cho phép người dùng có thể dễ dàng nâng cấp RAM, tăng dung lượng bộ nhớ để tăng tốc vận hành cho máy tính.
Phân loại RAM
- SRAM (Static RAM): Static RAM hay còn gọi là RAM tĩnh, là không gian lưu trữ dữ liệu hỗ trợ quá trình khởi động máy tính. Nội dung trên SRAM sẽ không bị mất đi sau khi được nạp.
- DRAM (Dynamic RAM): Dynamic RAM là loại RAM động, nó khác với SRAM ở chỗ: dữ liệu lưu trên DRAM sẽ bị mất đi và phải được nạp lại theo chu kỳ.
Các loại RAM phổ biến
- DDR3: Được giới thiệu lần đầu vào năm 2007, thay thế vị trí của DDR2. Tốc độ truyền dữ liệu của DDR3 là 800 – 2.133 MHz, với mức điện áp sử dụng 1,5V.
- DDR3L: Giống với DDR3, tuy nhiên lại tiêu thụ ít điện năng hơn (chữ “L” tương ứng với “Low” tức là thấp). Loại RAM này chủ yếu được sử dụng cho laptop để hạn chế tỏa nhiệt, tăng thời lượng pin. RAM DDR3L cũng có kích thước nhỏ gọn hơn. Các laptop được trang bị CPU thế hệ Ivy Bridge trở lên thường sử dụng DDR3L.
- DDR4: Năm 2014, DDR3 đã được thay thế bởi DDR4 hiện đại hơn. DDR$ đạt tốc độ truyền tải lên tới 2.133 – 4.266 MHz.
RAM và ROM là bộ nhớ gì? Sự khác biệt giữa RAM và ROM
- Về hình dạng: RAM là con chip có dạng mỏng dẹt, hình chữ nhật và được cắm vào bo mạch chủ. ROM là ổ đĩa quang bằng băng từ.
- Khả năng lưu trữ tạm thời: ROM chủ yếu dùng để hỗ trợ khởi động máy tính, giúp lưu trữ các thông tin quan trọng sau khi máy đã tắt. Còn RAM chỉ có khả năng lưu trữ dữ liệu trong quá trình máy tính hoạt động.
- Cách thức hoạt động: RAM cho phép người dùng chỉnh sửa, khôi phục, lập trình lại các dữ liệu được lưu trên đó. Tuy nhiên ROM chỉ có khả năng đọc chứ không cho phép thay đổi, chỉnh sửa dữ liệu.
- Tốc độ: RAM có tốc độ truy cập dữ liệu nhanh hơn ROM gấp nhiều lần. Ngoài ra RAM cũng giúp cải thiện tốc độ xử lý của máy tính.
- Dung lượng lưu trữ: RAM có khả năng lưu trữ lượng dữ liệu khá lớn, từ 1 – 256GB dữ liệu cho mỗi chip. Trong khi đó ROM chỉ có thể lưu trữ từ 4 – 8MB dữ liệu cho mỗi chip.
- Khả năng ghi chép dữ liệu: RAM cho phép ghi dữ liệu một cách dễ dàng hơn nhiều so với ROM.
Trên đây là một số thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề RAM và ROM là bộ nhớ gì. Có thể thấy giữa hai loại bộ nhớ này có những điểm khác biệt rất lớn. Tuy nhiên chúng cũng có điểm chung đó là đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy tính. Hy vọng rằng bài viết này đã đem đến cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhất. Đừng quên theo dõi thêm các nội dung hấp dẫn khác trên website Kienthucphanmem.com nhé.
Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm