Các nền tảng học trực tuyến hiện nay ngày càng phổ biến và nhận được sự quan tâm của mọi người trên toàn thế giới. Bởi lẽ các ứng dụng đó không chỉ đem lại sự thuận tiện về không gian, thời gian mà còn có những giúp bạn phát triển toàn diện về cả kiến thức và kỹ năng. Hãy cùng Trường học 247 tìm hiểu về 11 ứng dụng học online phổ biến nhất hiện nay thông qua bài viết này nhé.
1. Trường học 247
Trường học 247 là một nền tảng sở hữu khối lượng kiến thức đa dạng và phong phú thông qua các khóa học hay những bài giảng uy tín, chất lượng. Ứng dụng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và tin tưởng của các bậc phụ huynh cùng các em học sinh.
Bởi lẽ Trường học 247 là nơi tập trung những giáo viên, giảng viên có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và luôn cống hiến hết mình trong sự nghiệp giáo dục. Các thầy cô đã thiết kế ra những bài giảng hay, sinh động để thu hút các em tham gia học và có những bài kiểm tra cần thiết để đưa ra lộ trình học phù hợp với mỗi bạn.
Các học viên có thể lưu trữ các video giảng dạy để xem và học lại kiến thức bất kỳ lúc nào. Ứng dụng còn cho phép bạn có thể học tập một cách nhanh chóng, thuận tiện ở mọi thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop,…
Trường học 247 được mọi người tin dùng như vậy còn bởi hệ thống quản lý thông minh và chặt chẽ. Mọi thông tin của người dùng đều được bảo mật tốt và đảm bảo an toàn. Và khi bạn gặp phải bất cứ vấn đề gì thì tổng đài hỗ trợ 24/7 luôn trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ.
Như vậy, có thể thấy Trường học 247 là một sự lựa chọn hoàn hảo cho việc giảng dạy online, cung cấp toàn diện và đầy đủ các tính năng để phục vụ cho giáo dục.
2. Microsoft Teams
Đây là một ứng dụng học trực tuyến do Microsoft xây dựng và phát triển, đem đến cho người dùng nhiều chức năng cùng lợi ích khi dạy và học online. Đa số các tổ chức giáo dục và đào tạo khi sử dụng Teams trong quá trình giảng dạy sẽ tạo cho học sinh, sinh viên một tài khoản riêng.
Ứng dụng này cho phép giáo viên có thể xem được khoảng thời gian vào học cũng như tham gia buổi học của các em học sinh. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho thầy cô và nhà trường theo dõi quá trình tham gia học tập trực tuyến của các em, nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.
Mọi thông báo về lịch học, phiếu điểm danh cùng các bài tập hay tin nhắn đều được gửi tự động đến sinh viên. Tính năng chia sẻ màn hình, tài liệu, âm thanh cũng được sử dụng công nghệ hiện đại để đem lại chất lượng tốt nhất trong quá trình học trực tuyến.
Microsoft Teams giúp cho nhà trường và học sinh có được một môi trường giảng dạy và học tập trực tuyến lý tưởng bởi những tính năng hữu ích.
3. Zoom Cloud Meeting
Zoom Cloud Meeting dường như đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dùng trên toàn thế giới, nhất là sau khi đại dịch COVID – 19 bùng phát dữ dội. Với số lượng người sử dụng tương đối lớn, Zoom luôn nỗ lực, cải thiện để đem đến cho mọi người quá trình sử dụng đạt hiệu quả nhất.
Khi sử dụng ứng dụng này, các thầy cô có thể dễ dàng tạo được một phòng học online chỉ với những thao tác đơn giản nhất. Sau đó chỉ cần gửi link là các em học sinh có thể tham buổi học một cách nhanh chóng.
Với phiên bản miễn phí, người dùng sẽ được tổ chức phòng học trong vòng 40 phút, được quyền ghi âm và lưu trữ video bài giảng. Với việc bị giới hạn thời gian như vậy, khiến cho việc giảng dạy online bị ngắt quãng và mất thêm thời gian để thoát ra vào lại.
Tuy nhiên với những chức năng nổi bật, Zoom vẫn là một phần mềm học trực tuyến phù hợp với nhiều tổ chức giáo dục và đào tạo trên toàn thế giới.
4. Google Hangouts
Google Hangouts được xây dựng và phát triển để sử dụng được trên cả hai phiên bản Android và IOS. Với khả năng đồng bộ được với Google+ và gmail, nền tảng này sẽ đem lại nhiều lợi ích, tính năng hữu dụng cho người dùng.
Và khi được tham gia vào một phòng học online, mọi thành viên đều có thể lưu trữ bài giảng qua các thao tác cơ bản và sẽ được lưu lại trên Google drive. Việc này sẽ giúp cho học sinh khi gặp phải những trục trặc khi học online có thể thuận tiện xem và nghe lại những kiến thức mà thầy cô dạy.
Đây là một ứng dụng cho phép bạn có thể phát trực tiếp và chia sẻ cho một số lượng người lớn lên tới 100.000 người. Bởi vậy, các tổ chức giáo dục và đào tạo có thể lựa chọn Google Hangouts để giúp cho quá trình dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả tốt hơn.
Google Hangouts còn là một ứng dụng không mất phí khi sử dụng, vậy nên được rất nhiều người tin dùng.
5. MyViewBoard
MyViewBoard được sáng tạo và phát triển bởi ViewSonic, được thiết kế ra nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc giảng dạy trực tuyến. Đó chính là tính năng bảng trắng online giúp thầy cô thuận tiện hơn trong tương tác và trao đổi với học sinh.
Giáo viên sẽ được sử dụng các công cụ như vẽ, viết, chỉnh sửa,… một cách đơn giản giống như đang dạy trực tiếp ở trên lớp. Điều này sẽ khiến cho việc học online trở nên hiệu quả và hấp dẫn hơn đối với học sinh. Với tính năng bảng trắng online này thì học sinh cũng có thể tương tác trực tiếp với thầy cô để trả lời hay làm các bài tập được giao.
Các chức năng như lưu trữ video giảng dạy hay giơ tay phát biểu ảo cũng được ứng dụng để tăng khả năng giao tiếp giữa học sinh và giáo viên. Thông qua tính năng này, thầy cô cũng sẽ nắm bắt và theo dõi được quá trình tham gia xây dựng và tiếp thu bài giảng của các em. MyViewBoard đã đem đến cho các tổ chức giáo dục và đào tạo một tính năng tuyệt vời, rất hữu dụng trong quá trình học online.
6. Google Meet
Được sáng tạo bởi Google nên Google Meet đã thu hút được lượng người sử dụng và tham gia lớn, trở thành một ứng dụng học online phổ biến nhất hiện nay. Dù chỉ sử dụng phiên bản miễn phí, nhưng bạn có thể tạo ra một phòng học ảo với số lượng thành viên lên tới 100 người và thời gian là 60 phút.
Bởi vậy, khi sử dụng Google Meet trong quá trình học trực tuyến sẽ đem lại nhiều lợi thế. Thầy cô và học sinh dễ dàng tham gia các buổi học chỉ với một thiết bị di động được kết nối internet. Và chỉ với một đường link, mọi thành viên đều được tham gia một cách đơn giản chỉ với một vài thao tác ngắn gọn.
Google được xây dựng với giao diện thân thiện, thiết kế bố cục hài hòa giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng sử dụng trong quá trình học online. Một điểm nổi bật trong ứng dụng này chính là việc hiển thị phụ đề thông qua chức năng nhận diện giọng nói.
Thông qua những đặc điểm nổi bật như vậy, Google Meet vẫn đã và đang nỗ lực cải thiện hơn nữa để đáp ứng được những kỳ vọng của người dùng.
7. Cisco Webex Meetings
Cisco Webex Meetings là một ứng dụng phổ biến khắp toàn cầu với mức độ bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho thông tin của người sử dụng. Phần mềm có sự kết hợp với công nghệ AI hiện đại, nên đem lại rất nhiều tính năng hữu ích và thuận tiện cho mọi người.
Giáo viên được tổ chức và lên lịch cho một phòng học online dễ dàng ngay trên trình duyệt web. Cisco Webex Meetings có âm thanh và hình ảnh sắc nét, sống động bởi độ phân giải cao, giúp cho buổi học trực tuyến được diễn ra hiệu quả hơn.
Một tính năng nổi trội nữa của phần mềm này chính là khả năng loại bỏ những tiếng ồn xung quanh tác động đến phòng học online, giúp cho chất lượng bài giảng được đảm bảo, không bị yếu tố bên ngoài ảnh hưởng. Tuy nhiên. thiết kế của nền tảng chưa thực sự đơn giản gây cản trở đến người dùng.
8. Slack
Slack được các tổ chức giáo dục tin tưởng và sử dụng trong việc giảng dạy trực tuyến bởi việc tạo ra các lớp học, các cuộc trò chuyện hay thảo luận dễ dàng. Dù bạn ở bất cứ đầu, dùng thiết bị nào chỉ cần có kết nối mạng đều sẽ tham gia được một cách nhanh chóng.
Slack còn có các chức năng tương tự như gmail, khiến cho nhiều người khi đã tham gia sử dụng phần mềm này thì không cần dùng đến gmail nữa. Nền tảng này cũng được tải về và sử dụng phổ biến trên cả hai phiên bản: Android và IOS.
Tùy vào nhu cầu giảng dạy trực tuyến mà thầy cô sẽ tạo ra các lớp học online phù hợp với các tiêu chí đặt ra để đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Và các thành viên trong cùng lớp học đó sẽ được thể hiện sự trao đổi, tương tác thông qua việc chia sẻ các file, hình ảnh, video hay tài liệu.
Phần mềm Slack cho phép chúng ta được sử dụng phiên bản miễn phí nhưng sẽ bị giới hạn về số lượng thành viên và tin nhắn trong đoạn chat. Hy vọng ứng dụng sẽ sớm cải thiện để hiệu quả sử dụng trở nên tốt hơn.
9. Dropbox
Đây là một phần mềm được sử dụng phổ biến với công cụ lưu trữ các video bài giảng, tài liệu phục vụ cho việc học trực tuyến trong vòng 30 ngày. Thầy cô thuận tiện trong việc chia sẻ các nội dung liên quan đến bài giảng và học sinh thì dễ dàng tìm kiếm thông tin phù hợp với việc học.
Người dùng có tính năng được sắp xếp các tài liệu một cách phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình dạy và học online, nhằm đem lại chất lượng tốt nhất cho buổi học.
Ngoài ra, Dropbox còn cho phép chúng ta được sử dụng ngoại tuyến, vậy nên khi gặp trục trặc về internet bạn vẫn có thể dùng ứng dụng dễ dàng.
10. TranS
TranS nổi bật là một ứng dụng học online hoàn toàn miễn phí với hệ thống quản lý chặt chẽ cùng thiết kế thân diện, đơn giản trong quá trình sử dụng. Với việc sử dụng công nghệ hiện đại, dù với kết nối internet kém thì chất lượng hình ảnh hay âm thanh của phòng học trực tuyến vẫn được đảm bảo chất lượng.
Nền tảng này có sự tích hợp của nhiều tính năng nổi trội như: điểm danh, chia sẻ màn hình, tài liệu học, ghi âm hay cả bảng trắng online. Khi sử dụng kết hợp những yếu tố này sẽ đảm bảo cho việc giảng dạy trực tuyến trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Các thông báo về mọi vấn đề diễn ra trong phòng học đều sẽ được thông báo đến cho tất cả các thành viên, giúp cho mọi người nắm bắt được thông tin nhanh chóng. Với mức độ bảo mật tương đối tốt, mọi thông tin cá nhân có liên quan đến người dùng đều được bảo đảm.
11. Skype
Thầy cô và học sinh có thể kết nối với nhau để tham gia các buổi học online một cách đơn giản thông qua việc sử dụng phần mềm Skype. Không nhất thiết phải tải về, mà dùng trực tiếp trên web vẫn đảm bảo được các tính năng của ứng dụng này.
Skype cho phép việc học trực tuyến được diễn ra nhanh chóng, hoàn toàn miễn phí nên được nhiều tổ chức giáo dục và đào tạo ưu tiên sử dụng. Có cả tính năng SkypeOut, phù hợp với việc liên lạc với những người ở nước ngoài với chi phí rẻ mà vẫn đảm bảo về chất lượng ẩm thanh, hình ảnh.
Phần mềm học trực tuyến này cũng cho phép học sinh và thầy cô có thể ghi âm, lưu trữ video bài giảng,… để tạo sự thuận tiện cho việc nghe giảng lại khi gặp sự cố hay gián đoạn.
Trên đây là 11 ứng dụng học trực tuyến phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các phần mềm được tạo ra và phát triển đều nhằm mục đích phục vụ cho giáo dục đạt hiệu quả tốt hơn. Trường học 247 sẽ không ngừng cải thiện và cố gắng để đáp ứng những nhu cầu ngày một lớn hơn của các tổ chức giáo dục và đào tạo trong dạy và học trực tuyến.
Theo: KTPM