TikTok là một mạng xã hội mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng nó đã phát triển nhanh chóng và thu hút được hàng triệu người dùng tham gia tại Việt Nam. Đây cũng là một môi trường tiềm năng để các nhà sáng tạo nội dung có thể trở nên nổi tiếng và làm tăng cơ hội kiếm thêm thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên tình trạng flop hay tình trạng “bóp” tương tác là một nỗi ám ảnh mà bất kỳ TikToker nào cũng ngán ngẩm. Vậy Flop nghĩa là gì trên TikTok? Có cách nào để khắc phục tình trạng flop?
Flop nghĩa là gì trên TikTok?
Flop là một thuật ngữ được cộng đồng mạng sử dụng để nói đến sự thất bại. Đây là một khái niệm bắt nguồn từ giải trí, điện ảnh và âm nhạc. Nó dùng để miêu tả sự nghiệp xuống dốc của một ngôi sao hoặc của một tác phẩm không được sự quan tâm của khán giả giống như kỳ vọng.
Cho đến nay, Flop được mở rộng dùng cho mạng xã hội để chỉ tình trạng một bài viết hoặc một trang bị giảm tương tác đáng kể so với thông thường.
Vậy Flop nghĩa là gì trên TikTok? Flop trên TikTok có nghĩa là tình trạng kênh Tik Tok bị giảm tương tác. Cụ thể các video mà bạn đăng lên bị giảm số lượng xem và số lượt yêu thích. Nếu tình trạng này kéo dài mà bạn không có biện pháp khắc phục thì kênh Tik Tok của bạn bị lãng quên, làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh trên Tik Tok.
Khái niệm Flop trên TikTok chỉ được sử dụng khi video của bạn thường xuyên được lên xu hướng và có tương tác cao nhưng hiện tại thì không còn được như thế nữa.
Vì sao lại xảy ra tình trạng Flop trên TikTok?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng Flop trên Tik Tok, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng này:
Nội dung của video bị vi phạm chính sách hoặc tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok
Vi phạm chính sách hoặc tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok là một trong những lý do phổ biến khiến video của bạn bị “bóp” tương tác. Nếu nội dung video của bạn có chứa một trong những yếu tố sau thì video sẽ không được lên xu hướng hoặc thậm chí sẽ bị gỡ bỏ:
- Trong video có sử dụng những từ thô tục, thù hằn, gây tranh cãi và xúc phạm tới danh dự của cá nhân hoặc tập thể.
- Nội dung video có chứa tính kích động bạo lực hoặc có chứa các hành động bạo lực.
- Nội dung video có chứa thông tin lừa đảo hoặc thông tin truyền bá mê tín dị đoan.
- Nội dung video có chứa nội dung quảng cáo sản phẩm không lành mạnh, các chất kích thích hoặc có chứa quảng cáo tiền ảo.
- Video có chứa các nội dung giết hại hoặc đánh đập động vật man rợ.
- Nội dung người lớn, có chứa các hình ảnh khiêu dâm, không phù hợp với đối tượng trẻ em và trẻ vị thành niên.
- Nội dung video có chứa hành động trò chơi mạo hiểm.
Nội dung có chứa các hình ảnh, nhạc có bản quyền
Nếu bạn chẳng may có sử dụng nhạc hoặc các hình hình có bản quyền thì video của bạn sẽ bị “bóp” tương tác. Thậm chí, không chỉ video đó bị ảnh hưởng mà những video sau sẽ bị ảnh hưởng. Thông thường, các video có chứa hình ảnh hoặc nhạc bản quyền thì sẽ tự động bị tắt tiếng.
Nội dung video có chứa quá nhiều quảng cáo trực tiếp
Quảng cáo trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ và bán hàng ngay trong video thì video đó sẽ bị hạn chế lượt xem. Bởi vì TikTok muốn cung cấp đến người xem những video có chứa nhiều nội dung hữu ích hơn. Ngoài ra, việc quảng cáo trực tiếp trong video sẽ vô tình cạnh tranh với các quảng cáo trả phí của TikTok.
Nội dung có điều hướng người dùng sang một nền tảng khác ngoài TikTok
TikTok muốn người dùng trung thành với ứng dụng này cho nên những video điều hướng video sang các nền tảng khác hoặc có chứa logo của các ứng dụng khác thì sẽ bị hạn chế lượt hiển thị.
Nội dung video được reup lại video của kênh TikTok khác
TikTok luôn khuyến khích khả năng sáng tạo của người dùng. Chính vì thế, khi bạn đăng những video được reup lại từ các nền tảng hoặc các kênh TikTok khác thì sẽ không được hiển thị tới nhiều người xem.
Một số dạng nội dung khác bị Flop
Ngoài những trường hợp trên thì còn có một số dạng nội dung sẽ bị TikTok “bóp” tương tác như:
- Nội dung video có chứa thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ…
- Nội dung video không cuốn hút hoặc thuộc các chủ đề video ít người quan tâm.
- Chủ đề không thống nhất hoặc bạn liên tục thay đổi nội dung video khiến TikTok không nhận diện được định hướng kênh của bạn.
- Video không có gắn hashtag.
Cách để khắc phục tình trạng kênh TikTok đang bị Flop
Cách để khắc phục tình trạng kênh TikTok đang bị “bóp” tương tác là bạn hãy xây dựng nội dung video hấp dẫn và tránh những dạng nội dung nằm trong danh sách “đen” của TikTok.
Xây dựng nội dung không nằm trong danh sách vi phạm chính sách TikTok
Trước khi đăng video lên mạng xã hội TikTok thì bạn cần phải kiểm tra nội dung của mình xem có chứa nội dung vi phạm chính sách của mạng xã hội này hay không. Nếu vô tình đăng một video có nội dung vi phạm thì hãy ẩn video trên kênh. Lúc này, bạn đừng vội vàng đăng một video khác để thay thế vào. Bạn hãy đợi khoảng 1 đến 2 ngày sau rồi mới tiếp tục đăng một video có nội dung khác lên.
Tránh dùng nhạc bản quyền
Khi sáng tạo video thì bạn chỉ nên ghép các đoạn nhạc mà TikTok đã cung cấp. Nếu bạn muốn dùng một bản nhạc khác thì hãy kiểm tra tình trạng bản quyền của nó trên máy tính. Nếu có bản quyền thì bạn hãy lựa chọn sử dụng một bản nhạc thay thế khác.
Chọn cách quảng cáo thông minh trong video của mình
Nếu bạn muốn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình trong video thì hay thay đổi cách quảng cáo của mình. Không nên quảng cáo trực tiếp trong video mà hãy khéo léo lồng ghép nội dung quảng cáo ngay trong nội dung giải trí hấp dẫn người xem. Nếu bạn làm tốt điều này thì video của bạn sẽ được lên xu hướng lại có hiệu quả quảng cáo sản phẩm rất tốt.
Tránh điều hướng người dùng sang một nền tảng khác
Trước khi đăng video, bạn hãy kiểm tra xem hình ảnh trong video có dính logo của ứng dụng khác hay không. Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế điều hướng người dùng sang một nền tảng ứng dụng khác. Nếu có thì bạn hãy thực hiện một cách khéo léo để TikTok không phát hiện.
Xây dựng nội dung thu hút, chất lượng theo theo trend hoặc một chủ đề nhất định
Để video của bạn lên xu hướng trên TikTok, bạn hãy đầu tư công sức để xây dựng những nội dung video chất lượng, hấp dẫn và cuốn hút. Ngoài ra, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu những video đang thịnh hàng, nắm bắt trend theo cách của riêng mình.
Tuyệt đối không lấy video của người khác để đăng lại trên kênh của mình. Bởi vì cách này chỉ khiến kênh của bị càng bị kiểm soát nội dung một cách chặt chẽ để đảm bảo công bằng và đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Dùng hashtag theo trend TikTok và nhạc ấn tượng trong video
Bạn hãy chọn những từ khóa có liên quan đến chủ đề của video. Sau đó, bạn chuyển chúng thành hashtag dùng để gắn vào phần mô tả của video. Nếu làm nội dung nắm bắt trend đang thịnh hành, hashtag sẽ giúp video của bạn tăng thêm lượt tương tác và dễ dàng lên xu hướng hơn.
Đăng video vào đúng khung giờ vàng
Khung giờ vàng của mạng xã hội chính là những khoảng thời gian sẽ có nhiều người sử dụng nó nhất trong ngày. Nếu bạn đăng video TikTok vào thời điểm đó, video của bạn sẽ có khả năng video của bạn sẽ được hiển thị đến nhiều người hơn.
Với mạng xã hội TikTok, khung giờ vàng để bạn đăng video là:
- 6h – 8h sáng: Đây là khoảng thời gian mọi người vừa thức giấc và bắt đầu chuẩn bị ăn sáng để đi học, đi làm. Thường thì họ sẽ dành thời gian này dùng để lướt TikTok.
- 12h – 13h trưa: Đây là khoảng thời gian mọi người bắt đầu nghỉ ngơi và ăn trưa. Do đó, lượng người truy cập TikTok trong khoảng thời gian này là rất cao.
- 6h – 8h tối: Đây là khoảng thời gian mọi người ăn tối, nên họ cũng có xu hướng lướt TikTok.
- 10h – 12h đêm: Trước khi đi ngủ cũng chính là thời điểm thích hợp để mọi người lướt TikTok để xem video giải trí.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin để giải thích cho bạn hiểu Flop nghĩa là gì trên TikTok? Vì sao xảy ra tình trạng Flop và những cách khắc phục tình trạng này tốt nhất. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng kênh TikTok bị Flop và nhanh chóng trở thành TikToker triệu follow.
Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm