Giải đáp toàn tập về công việc phát triển phần mềm

Phát triển phần mềm là công việc như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Để đảm đương công việc lập trình viên chuyên nghiệp là cả một quá trình học tập và nghiên cứu chuyên sâu. Trong bài viết này, Kiến Thức Phần Mềm sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết các bước phát triển phần mềm và những thông tin liên quan. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Giới thiệu chung về công việc phát triển phần mềm

Phát triển phần mềm là công việc như thế nào?

Phát triển phần mềm là quy trình bao gồm nhiều thao tác lập trình kết hợp với các kết quả tổng quan/ tương quan nhằm mục đích thiết kế, triển khai và khởi tạo một sản phẩm phần mềm nào đó. Phát triển phần mềm không chỉ đòi hỏi các kỹ nghệ phần mềm mà còn phải kết hợp với mục tiêu tiếp thị.

Vậy nhân viên phát triển phần mềm là gì? Đó là những người phải có kiến thức chuyên sâu về lập trình và chương trình máy tính. Họ có khả năng xây dựng phần mềm, cài đặt, cấu hình và hướng dẫn cho những người khác cách sử dụng phần mềm đó.

Trước khi phát triển phần mềm, nhà phát triển cần tìm kiếm lời giải cho một loạt các câu hỏi như:

  • Phần mềm được phát triển nhằm mục tiêu gì?
  • Có những công việc gì cần thực hiện?
  • Công việc sẽ được phân công cho ai?
  • Khi nào thực hiện và thực hiện trong bao lâu?
  • Quy trình thực hiện ra sao?
  • Các công cụ và phần mềm nào được sử dụng?
  • Cần bao nhiêu chi phí để phát triển và hoàn thiện phần mềm?
  • Phần mềm có khả năng sinh lời hay không?

Phát triển phần mềm là công việc như thế nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay

Quy trình phát triển phần mềm gồm những gì?

Nhìn chung, quy trình phát triển phần mềm sẽ xoay quanh 4 công việc chính đó là:

  • Đặc tả phần mềm: Xác định điều kiện hoạt động, cách thức hoạt động và các chức năng của phần mềm
  • Phát triển phần mềm: Dựa trên những đặc điểm của phần mềm, lập trình viên sẽ tiến hành xây dựng và phát triển phần mềm
  • Đánh giá phần mềm: Sau khi phần mềm đã được xây dựng thành công, lập trình viên sẽ tiến hành đánh giá và so sánh phần mềm với những yêu cầu được đặt ra ban đầu.
  • Hoàn thiện phần mềm: Nếu phần mềm đã đáp ứng được các đặc điểm ban đầu, lúc này người lập trình sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện phần mềm về mặt giao diện, tính năng… Ngoài ra có thể điều chỉnh phần mềm dựa trên những yêu cầu phát sinh thêm của khách hàng.

Có những mô hình phát triển phần mềm nào?

Sau khi đã nắm được phát triển phần mềm là gì. Bạn cũng cần hiểu rõ những mô hình phát triển phần mềm nào được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

  • Waterfall Model: Còn được gọi là “mô hình thác nước”, mô hình này sẽ xây dựng phần mềm tuần tự theo từng giai đoạn phát triển. Sau khi hoàn thành giai đoạn trước mới tiến hành giai đoạn sau.
  • V Model: Đây là “mô hình chữ V” dựa trên các đặc điểm của mô hình thác nước. Tuy nhiên với mô hình này, lập trình viên cần xác định trước các công cụ, công nghệ được sử dụng và các bước thực hiện.
  • Iterative Model: Được tạm dịch là “mô hình tiếp cận lặp”. Với mô hình này, bạn không cần đặc tả phần mềm trước khi xây dựng mà có thể phát triển và dựa trên review đánh giá để dần hoàn thiện phần mềm. Mô hình sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại từ khi bắt đầu tới khi phần mềm đáp ứng đầy đủ các spec đặc tả.
  • Incremental Model: Còn gọi là “mô hình tăng trưởng”, tức là chia nhỏ các chức năng của phần mềm và hoàn thiện dần dần. Sau đó mới khớp nối lại với nhau để tạo nên phần mềm hoàn thiện.

Ví dụ về mô hình phát triển phần mềm V Model

Phát triển phần mềm là công việc như thế nào? Các bước phát triển phần mềm?

Mỗi phần mềm khác nhau lại có quy trình xây dựng phần mềm khác nhau. Tuy nhìn về cơ bản thì các bước phát triển phần mềm sẽ bao gồm:

Khảo sát phần mềm

Khảo sát là công đoạn đầu tiên trước khi xây dựng bất cứ phần mềm nào. Khi khảo sát phần mềm, team phát triển phần mềm sẽ phải thực hiện các công việc như:

  • Xác định tính khả thi của phần mềm
  • Thu thập thông tin và tìm hiểu về phần mềm
  • Tham khảo các phần mềm tương tự (nếu có)
  • Chỉ ra các chức năng chính cần có trong phần mềm
  • Xác định các công cụ và giải pháp phát triển phần mềm

Phân tích hệ thống

Mục tiêu của phân tích hệ thống là chỉ rõ các chức năng mà phần mềm cần có để đảm bảo phần mềm có tính khả thi cao. Phân tích hệ thống bao gồm những hoạt động sau:

  • Chỉ ra yêu cầu của phần mềm: Xác định các chức năng chính/phụ, khả năng nâng cấp
  • Phân tích và chỉ ra đặc điểm của mô hình tổng thể: Phân chia thành các mô hình luồng dữ liệu bằng sơ đồ Business Flow Diagram và phân chia các chức năng bằng sơ đồ Data Flow Diagram.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu của phần mềm phải có khóa chính/phụ, mối tương quan giữa các trường dữ liệu, những ràng buộc cần thiết…

Xây dựng cơ sở dữ liệu là công đoạn quan trọng trong quá trình phân tích hệ thống

Thiết kế và lập kế hoạch chi tiết

Sau khi đã hiểu được bản chất phát triển phần mềm là công việc như thế nào. Bạn cần nắm được các bước lập thiết kế và lập kế hoạch chi tiết cho phần mềm. Bước này sẽ gồm 2 công đoạn chính đó là: Thiết kế tổng quan và lập kế hoạch chi tiết.

Thiết kế tổng quan

Ở giai đoạn này, các chuyên gia sẽ sử dụng những công cụ như Sybase PowerDesigner, CA Erwin Data Modeler… Để xây dựng các mô hình mẫu trên máy tính nhằm thể hiện các đặc tả, bảng biểu hay các cơ sở dữ liệu.

Lập kế hoạch chi tiết

Sau khi thiết kế tổng quan của phần mềm đã được thông qua, các lập trình viên sẽ lập kế hoạch chi tiết bằng cách:

  • Thiết kế cơ sở dữ liệu
  • Xây dựng các hàm, truy vấn, thủ tục
  • Thiết kế giao diện đáp ứng yêu cầu khách hàng và đảm bảo tiêu chí thẩm mỹ
  • Đảm bảo các chức năng hợp logic, cho phép dễ dàng thao tác

Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác mà nhóm phát triển phần mềm cần làm để hạn chế tối đa các biến số và đảm bảo tính khả thi cao. Tất cả nhằm hướng tới một sản phẩm cuối cùng hoàn thiện nhất.

Triển khai dự án

Khi phát triển phần mềm, trước hết bạn và đội nhóm cần tìm kiếm các công cụ cần thiết để phục vụ dự án. Đó có thể là hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các công cụ thiết kế giao diện hay công cụ xây dựng module hệ thống và lập trình hệ thống.

Khi phát triển phần mềm cần tìm kiếm các công cụ cần thiết để phục vụ dự án

Sau khi đã có sẵn những công cụ thiết yếu trong tay. Đội nhóm sẽ xây dựng các thành phần có trong phần mềm đó là:

  • Các cơ sở dữ liệu
  • Giao diện phần mềm
  • Các module chức đã định sẵn

Ngoài ra tùy từng dự án mà đội phát triển phần mềm còn phải thực hiện thêm các hoạt động khác như thiết kế tài liệu hướng dẫn sử dụng, điều chỉnh bổ sung phần mềm dựa trên các review đánh giá…

Kiểm thử phần mềm

Kiểm thử là công đoạn vô cùng quan trọng nhưng lại không dễ thực hiện. Khi kiểm thử phần mềm, các kỹ sư sẽ dựa trên những tiêu chí sau đây:

  • Tính ổn định của các chức năng có trong phần mềm
  • Kiểm tra logic của các thao tác
  • Khắc phục các lỗi (nếu có) trong quá trình sử dụng phần mềm

Sau khi kiểm thử xong tức là phần mềm đã được hoàn thiện. Lúc này đội nhóm phát triển có thể viết tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm nếu chưa thực hiện ở bước trên.

Bàn giao cho khách hàng và bảo trì

Đơn vị phát triển sẽ tự triển khai dịch vụ phần mềm hoặc bàn giao phần mềm hoàn thiện cho khách hàng. Trong quá trình triển khai thực tế, dựa trên những phản hồi đánh giá từ người dùng và khách hàng. Nhóm phát triển sẽ tiếp tục bổ sung thêm các tính năng bảo trì và nâng cấp phần mềm.

Bên cạnh đó, bạn và đội nhóm cũng cần tạo nên các video, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm để người dùng thao tác một cách dễ dàng nhất.

Phần mềm cần được bảo trì và nâng cấp trong quá trình triển khai

Những câu hỏi thường gặp về phát triển phần mềm

Mô hình phát triển phần mềm là gì?

Mô hình phát triển phần mềm là mô hình dùng để xác định các giai đoạn (hay còn gọi là các pha) trong quá trình phát triển một phần mềm nào đó. Một số mô hình thường gặp là Spiral model, Waterfall model, V model, Scrum, RAD model…

Phát triển phần mềm học ngành gì?

Nếu muốn theo học phát triển phần mềm, bạn cần đăng ký vào ngành Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering). Đây là ngành đào tạo, nghiên cứu về quy trình thiết kế, phát triển phần mềm và cách thức hoạt động của phần mềm. Ngành phát triển phần mềm cũng thuộc top các nhóm ngành hot hiện nay với nhu cầu nhân lực lớn.

Người nào có vai trò phát triển phần mềm ứng dụng?

Người có vai trò phát triển phần mềm ứng dụng là kỹ sư phần mềm (software engineer). Đây là những người đã qua đào tạo chuyên môn và có kiến thức chuyên sâu về phát triển phần mềm và ngôn ngữ lập trình.

Hy vọng rằng bài viết của kienthucphanmem.com có thể giúp bạn hiểu được phát triển phần mềm là công việc như thế nào. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, phát triển phần mềm có vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Chúc bạn xây dựng phần mềm thành công và đạt hiệu quả cao!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *