Khi mới bắt đầu viết CV xin việc sẽ có quá nhiều vấn đề xuất hiện trong đầu bạn. Làm sao để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng? Nên đưa và không đưa những thông tin nào? Viết như thế nào cho đúng? Đừng quá lo lắng, ngay bây giờ sẽ là cách viết mẫu CV xin việc đúng chuẩn và đảm bảo ấn tượng.
Cách viết phần thông tin cá nhân
Trong một CV thì phần thông tin cá nhân là một nội dung vô cùng quan trọng. Phần này yêu cầu gồm có các thông tin cơ bản liên quan đến ứng viên đó là: họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng liên lạc được với ưng viên khi đạt yêu cầu. Vì vậy hãy chú ý:
- Ghi địa chỉ email nghiêm túc và bạn sử dụng thường xuyên.
- Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển có thể nhìn thấy khuôn mặt của bạn trực diện.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV xin việc
Mục tiêu nghề nghiệp cho nhà tuyển dụng biết về những định hướng cũng như mong muốn trên con đường sự nghiệp của ứng viên. Chính vì thế, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên nào biết cách lên kế hoạch một cách rõ ràng cho bản thân mình khi tìm việc.
Để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên chú ý:
- Đề cập đến vị trí mà công ty đang ứng tuyển hoặc bạn mong muốn ứng tuyển.
- Nên chia theo mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và chia thành các mốc thời gian nhỏ, cụ thể mà bạn có thể chinh phục được.
- Mục tiêu công việc của bạn cũng cần phải hướng đến lợi ích công ty nữa nhé.
Không nên đề cập đến các mục tiêu chung chung, khó hiểu. Cũng không nên sao chép mục tiêu của ai đó trên mạng để trở thành của bản thân.
Cách viết phần học vấn
Chỉ nên viết tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bản thân có liên quan đến thời điểm nhập học và tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành. Bổ sung các thông tin về đề án hoặc nghiên cứu khoa học mình đã thực hiện có liên quan đến vị trí tuyển dụng nếu có. Ngoài ra là các khoá học nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ bạn đã tham gia.
Cách viết phần kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc trong mẫu CV xin việc là thông tin giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác nhất về một ứng viên. Vì thế, bạn cần phải chọn lọc kỹ và trình bày một cách ngắn gọn những công việc mình đã làm. Đặc biệt chú ý đến những vị trí công việc tương tự như vị trí mà bạn đang ứng tuyển để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Kinh nghiệm làm việc ngắn gọn bao gồm: tên công ty đã từng làm việc, vị trí, trách nhiệm chuyên môn, thành tựu đóng góp cho công việc và kinh nghiệm học được. Hãy nhớ rằng những minh chứng, số liệu xác thực như giúp doanh thu công ty tăng bao nhiêu, thu hút thêm bao nhiêu khách hàng sẽ là key giúp bạn được chú ý hơn.
Cách viết phần hoạt động ngoại khoá
Mục này sẽ rất phù hợp đối với những bạn sinh viên vừa mới ra trường. Nó cho nhà tuyển dụng biết mặc dù bạn chưa có kinh nghiệm trong công việc quá nhiều nhưng bản thân rất năng động, nhiệt tình, không ngại bất cứ khó khăn nào.
Cách viết phần kỹ năng
Các nhà tuyển dụng hiện nay đều rất chú trọng đến kỹ năng của ứng viên. Họ xem xét mục này rất kỹ và thường sẽ đánh giá xem ứng viên đó có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển hay không.
Đừng ngần ngại chia sẻ với nhà tuyển dụng điều mà mình học được trong quá trình đi làm nhé. Tuy nhiên, không nên quá “nổ” sẽ khiến mình mất đi cơ hội.
Cách viết người tham khảo
Hãy nhờ những người có uy tín là cấp trên của bạn xác nhận thông tin. Hoặc những người có học vị mà bạn từng làm việc cùng hỗ trợ. Bạn cần ghi đầy đủ và chính xác thông tin người tham chiếu như: họ tên, email, số điện thoại.
Hoàn thành một mẫu CV xin việc đạt chuẩn không khó. Chỉ cần bạn thực hiện theo những gì chúng tôi đã chia sẻ phía trên là được.
Theo: KTPM