Blackfishing là gì mà lại xuất hiện rộng rãi trên các trang báo và mạng xã hội đến vậy? Ngày nay, hành động Blackfishing của các ngôi sao người da trắng bị nhiều người lên án. Trong bài viết sau đây, hãy cùng KTPM tìm hiểu thế nào là Blackfishing, nguồn gốc ra đời thuật ngữ này và những người nổi tiếng dính líu tới lùm xùm xoay quanh Blackfishing.
Blackfishing là gì?
Blackfishing có nghĩa gốc là “đánh cá đen”. Tuy nhiên hiểu sâu xa hơn, Blackfishing ám chỉ hành động người thuộc chủng tộc khác hóa trang và bắt chước diện mạo của người da đen. Hành động này thường được thực hiện bởi những người nổi tiếng nhằm mục đích gây sự chú ý, đánh bóng tên tuổi.
Ví dụ về Blackfishing:
- Những người mẫu mặc trang phục và hóa trang giống người da màu nhằm quảng cáo sản phẩm
- Người da trắng hóa thân thành một nhân vật gốc Phi nào đó trong dịp lễ hóa trang Halloween
Blackfishing chủ yếu xoay quanh hai chủ thể là người Da trắng và người Da đen. Những người Da trắng thường sử dụng Blackfishing cho mục đích thương mại và giải trí. Bởi họ nghĩ rằng việc hóa thân thành người da đen sẽ giúp họ khác lạ và sành điệu hơn để kiếm lợi nhuận cao hơn.
Hành động Blackfishing chỉ là một trò giải trí, tiêu khiển của người da trắng. Tuy nhiên người da màu lại coi đây như một sự chiếm đoạt và xúc phạm nền văn hóa đặc trưng của họ. Theo cộng đồng người da màu, blackfishing đã biến văn hóa da màu trở thành một món hàng hóa.
Nguồn gốc của Blackfishing là gì?
Thuật ngữ Blackfishing được đề cập bởi nhà báo Wanna Thompson vào năm 2019 trên Twitter. Theo nữ nhà báo này, cô nhận thấy những ngôi sao người da trắng đang “cosplay” thành phụ nữ người da màu. Trong một cuộc trò chuyện với CNN, Thompson đã đưa ra định nghĩa về “đánh cá đen” như sau:
“Blackfishing là thuật ngữ ám chỉ những ngôi sao người da trắng bắt chước theo phong cách ăn mặc, phong thái của người da màu để xuất hiện giống như một người da màu”. Điều này được thể hiện ở xu hướng thời trang, kiểu tóc được lấy cảm hứng từ những phụ nữ da đen tiên phong.
Theo các nhà phê bình, Blackfishing đang gây ra một sự mâu thuẫn nguy hiểm khi phong cách, thẩm mỹ và vẻ đẹp của người da màu lại được tôn vinh bởi người da trắng.
Những người nổi tiếng và scandal Blackfishing
Iggy Azalea gây tranh cãi trong đĩa đơn “I am the Strip club”
Azalea bị cáo buộc về việc lạm dụng Blackfishing khi mới bắt đầu sự nghiệp của mình. Trong đĩa đơn được nữ ca sĩ tung ra vào hơn 10 năm trước có tên “I am the Strip club”. Nhiều người đã để ý thấy Azalea có màu da sẫm hơn nước da bình thường của cô.
Tuy nhiên sau đó, ngôi sao hiphop người Úc đã bác bỏ điều này. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Azalea chia sẻ rằng màu da của cô vẫn như mọi khi. Tuy nhiên căn phòng với ánh đèn đỏ và thiếu sáng đã khiến mọi người có cảm giác da có sẫm đi.
Kim Kardashian nhận chỉ trích về Blackfishing
Năm 2017, Kim Kardashian cũng đã từng nhận khá nhiều chỉ trích khi chụp ảnh bìa cho Jacqueline Kennedy Onassis. Một số người nhận thấy Kardashian có nước da đen hơn mọi khi. Khi quảng cáo cho thương hiệu đồ makeup của mình, Kardashian cũng bị các nhà phê bình cáo buộc rằng khuôn mặt của cô có nhiều nét đặc trưng của người da màu.
Kim Kardashian là người gốc Armenia, cô chia sẻ mình không muốn tỏ ra xúc phạm bất kỳ ai. Cô cũng thanh minh về buổi chụp hình trên: “Khi chụp hình, tôi có nước da rám nắng thật sự. Có thể độ tương phản đã không tốt khi trong buổi chụp”.
Ariana Grande bị cáo buộc “blackfish”
Năm 2019, một hình bìa tạp chí của ca sĩ gốc Ý Ariana Grande cũng đã từng bị phê phán dữ dội. Theo công chúng, màu da của nữ ca sĩ có vẻ sẫm màu hơn bình thường.
Không dừng lại ở đó, trong hàng loạt các MV của mình như Next, Thank U, Seven Rings, Breathin… Ariana Grande có màu da ngày càng sẫm hơn khiến mọi người gần như không nhận ra cô nàng có nguồn gốc da trắng.
Bruno Mars bị cáo buộc chiếm đoạt văn hóa da đen
Nam ca sĩ Bruno Mars có mẹ là người gốc Philippines và cha của anh lai hai dòng máu Do Thái và Puerto Rico. Tuy nhiên theo theo một số nhà phê bình và công chúng yêu nhạc, Bruno Mars đang “chiếm đoạt văn hóa da đen” từ vẻ bề ngoài cho tới cách thể hiện trong âm nhạc.
Tuy nhiên Bruno Mars cho rằng, âm nhạc của anh được lấy cảm hứng từ những người tiền nhiệm. Anh chia sẻ: “Không một cuộc phỏng vấn nào mà tôi không nhắc đến những thế hệ nghệ sĩ đi trước. Lý do duy nhất mà tôi ở đây đó là vì Michael, Prince, James Brown”.
Jesy Nelson và lùm xùm xoay quanh blackfishing
“Blackfishing Jesy” là một trong những từ khóa tìm kiếm hot liên quan tới blackfishing. Single đầu tay của nữ ca sĩ Jesy Nelson có tên là “Boyz” đã ngay lập tức khiến dư luận dậy sóng. Nó bị nhiều người chỉ trích là mang yếu tố blackfish quá rõ nét.
Sự khác biệt giữa chiếm đoạt văn hóa và Blackfishing là gì?
Theo nữ nhà báo Thompson, blackfishing và chiếm đoạt văn hóa thực ra có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ điển Cambridge đã đưa ra định nghĩa về chiếm đoạt văn hóa như sau: “Hành động sử dụng những chất liệu từ một nền văn hóa khác với văn hóa của bạn. Tuy nhiên nó không xuất phát từ sự tôn trọng hoặc am hiểu nền văn hóa đó”.
Nhà báo Thompson cũng nói thêm: “Giờ đây nền văn hóa của người da màu không được tôn trọng. Ho cho rằng nó như một món hàng hóa có thể dễ dàng khai thác, nắm bắt. Điều này đang ngày càng tràn lan trên các trang mạng xã hội và đặc biệt là Tik Tok”.
Feminista Jones – nhà diễn thuyết và nhà văn cho rằng sự chiếm đoạt văn hóa được thể hiện ở việc những người có quyền lực lấy văn hóa, truyền thống, phong tục của tầng lớp bị áp bức. Coi đó là một thứ mới mẻ, độc đáo và khác lạ.
Trên thực tế, Blackfishing còn là bước tiến xa hơn cả cái gọi là chiếm đoạt văn hóa. Trong bối cảnh ngày càng nhiều người lạm dụng phong cách thời trang, cách makeup hay thậm chí là chỉnh sửa hình ảnh, phẫu thuật thẩm mỹ để có được diện mạo như một người da đen thực sự.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về Blackfishing là gì và những ảnh hưởng của nó. Ý kiến của bạn về Blackfishing như thế nào? Cùng thảo luận với Kiến Thức Phần Mềm bằng cách chia sẻ trên mạng xã hội hoặc để lại comment bên dưới nhé.