CCCD gắn chip là gì? Quy trình làm thẻ CCCD gắn chip và lệ phí 2024

CCCD gắn chip là gì – Câu hỏi này được nhiều người đặt ra trong bối cảnh quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ngày một mạnh mẽ. Ngày nay, thẻ căn cước điện tử hay căn cước gắn chip đã và đang dần thay thế các loại chứng minh nhân dân, căn cước công dân truyền thống. Giúp đơn giản hóa tối đa việc quản lý dữ liệu và thông tin về công dân. Sau đây Kiến Thức Phần Mềm sẽ giới thiệu rõ hơn về loại CCCD có gắn chip này.

CCCD gắn chip là gì? Giới thiệu chung về CCCD gắn chip

Thế nào là thẻ căn cước gắn chip?

Thẻ CCCD gắn chip hay còn gọi là e-ID, thẻ căn cước điện tử, căn cước gắn chip… là một loại thẻ thông minh được tích hợp nhiều dữ liệu liên quan đến chủ sở hữu căn cước. Ví dụ như giấy phép lái xe, bảo hiểm, mã số thuế…

Về cơ bản, thẻ căn cước gắn chip là một thiết bị có hình dạng như chiếc thẻ ATM ngân hàng. Bên trong mỗi e-ID đều có sẵn chip điện tử bên trong.

Cách truy cập thông tin trong chip của thẻ CCCD

Thông tin trong chip có thể được truy cập bằng hai hình thức khác nhau đó là:

  • Truy cập thông qua điểm kết nối kim loại có trên bề mặt của con chip
  • Đọc dữ liệu không tiếp xúc thông qua công nghệ RFID (nhận diện bằng sóng vô tuyến)

CCCD gắn chip là gì? Đó là một loại thẻ thông minh được tích hợp nhiều dữ liệu liên quan đến chủ sở hữu căn cước

Lợi ích của CCCD gắn chip

Thẻ căn cước điện tử được sử dụng như một thiết bị có khả năng xác thực, nhận diện danh tính, cho phép truy cập mọi thông tin quan trọng liên quan đến công dân được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia.

CCCD gắn chip có thể thuộc PKI (cơ sở hạ tầng khóa công khai), được phát hành bởi nhà cung cấp PKI. Thẻ e-ID có chức năng lưu trữ các chứng nhận điện tử sau khi đã được mã hóa cùng nhiều thông tin về chủ thẻ. Đặc biệt khi được bổ sung thêm dữ liệu sinh trắc học, căn cước gắn chip có thể cung cấp thêm tính năng xác thực 2 hoặc 3 bước.

Vậy lợi ích nổi bật nhất của việc tích hợp chip vào CCCD là gì? thay vì mang theo nhiều loại giấy tờ khác nhau, bạn chỉ việc xuất trình duy nhất một chiếc thẻ CCCD gắn chíp để sử dụng đa dạng các dịch vụ công quốc gia.

Một số lợi ích mà thẻ CCCD gắn chip mang lại

Quy trình làm thẻ CCCD gắn chip là gì?

Bước 1: Xác định đối tượng cần làm thẻ CCCD gắn chip

Theo Thông tư số 06/2021/TT-BCA được Bộ Công An ban hành ngày 23/01/2021, các đối tượng cần chuyển đổi sang thẻ căn cước điện tử bao gồm:

  • Công dân Việt Nam tuổi từ 14 trở lên cần làm mới, cấp lại hoặc chuyển đổi thẻ căn cước công dân
  • Công an các địa phương, đơn vị
  • Các cá nhân, tổ chức, cơ quan tham gia vào quá trình cấp thẻ CCCD

Tóm lại, đối tượng làm thẻ CCCD gắn chip là mọi công dân Việt Nam đáp ứng được điều kiện từ 14 tuổi trở lên.

Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Theo quy định, khi muốn chuyển đổi từ chứng minh nhân dân và thẻ căn cước công dân dạng mã vạch thành thẻ căn cước điện tử. Người dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Thẻ CMND/CCCD mã vạch đang sử dụng
  • Sổ hộ khẩu
  • Các giấy tờ xác nhận thông tin công dân bị thay đổi (trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia chưa cập nhật những thay đổi đó)

Nếu làm mất thẻ CMND/CCCD đã được cấp trước đó. Công dân buộc phải mang theo sổ hộ khẩu cùng với các giấy tờ xác nhận thông tin công dân bị thay đổi (nếu có)

Những giấy tờ cần mang theo khi làm CCCD gắn chip là gì

Bước 3: Đến cơ quan có thẩm quyền để làm CCCD gắn chip

Vậy làm CCCD gắn chip ở đâu? Những cơ quan có thẩm quyền cấp và chuyển đổi căn cước điện tử bao gồm:

  • Các điểm đổi thẻ CCCD do Nhà nước triển khai
  • Công an cấp huyện
  • Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
  • Bộ phận Tiếp nhận & Trả kết quả cấp huyện

Bước 4: Điền Tờ khai Căn cước công dân

Sau khi đã đến đúng địa chỉ làm căn cước gắn chip, người dân sẽ được cung cấp Tờ khai CCCD để điền thông tin. Hoặc bạn cũng có thể làm CCCD gắn chip online và điền sẵn thông tin vào Tờ khai điện tử trên trang Dịch vụ công trực tuyến.

  • Truy cập vào Cổng Dịch Vụ công Quốc Gia tại đây

Tiếp theo, người dân sẽ nộp tờ khai đã điền đầy đủ thông tin cho Cán bộ tiếp nhận. Những thông tin trong tờ khai sẽ được đối kiểm tra, đối chiếu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nếu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa cập nhật thông tin bị thay đổi về người làm thẻ. Người dân sẽ được yêu cầu xuất trình những giấy tờ hợp pháp liên quan về các thông tin thay đổi này.

Tờ khai thông tin khi làm căn cước công dân gắn chip

Bước 4: Thu thập nhận diện danh tính

Sau khi đã xác minh chính xác thông tin và nhận thấy công dân đáp ứng đầy đủ các điều kiện làm thẻ CCCD gắn chip. Cán bộ tiếp nhận sẽ tiến hành thu thập nhận diện danh tính của công dân. Bao gồm các công việc sau đây:

  • Chụp ảnh chân dung của công dân
  • Lấy dấu vân tay 10 đầu ngón tay của công dân bằng thiết bị thu nhận vân tay chuyên dụng. Nếu công dân có ngón tay bị khoèo, cụt, dị tật… không thể thu nhận được vân tay thì cán bộ tiếp nhận sẽ chú thích vào vị trí vân tay của ngón đó.

Lấy dấu vân tay 10 đầu ngón tay của công dân bằng thiết bị thu nhận vân tay

Bước 5: Đóng lệ phí làm CCCD và nhận giấy hẹn trả căn cước

Căn cứ trên Thông tư 59/2019/TT-BTC và Thông tư 112/2020/TT-BTC, lệ phí làm thẻ căn cước có gắn chip như sau:

Mức lệ phí làm thẻ căn cước có gắn chip

Sau khi nhận đầy đủ lệ phí làm CCCD gắn chip, cán bộ tiếp nhận sẽ cấp giấy hẹn trả thẻ cho người dân. Trên giấy hẹn sẽ bao gồm các thông tin về địa điểm, ngày tháng trả thẻ.

Bước 6: Nhận CCCD có gắn chip

Công dân làm theo thông tin có trên giấy hẹn để nhận thẻ căn cước điện tử. Có hai hình thức nhận thẻ CCCD gắn chip. Đó là nhận chuyển phát nhanh và nhận tại địa điểm cấp căn cước.

Nếu người dân muốn nhận căn cước bằng hình thức chuyển phát nhanh thì cán bộ cơ quan quản lý sẽ thu hồi CMND/CCCD cũ và cắt góc. Người dân sẽ nhận lại CMND/CCCD cũ sau khi hoàn tất thủ tục cấp căn cước.

Nếu người dân nhận thẻ căn cước ngay tại cơ quan cấp CCCD thì cán bộ sẽ thu hồi, cắt góc và hoàn trả CMND/CCCD cũ khi người dân đến nhận thẻ căn cước có gắn chip. Những CMND/CCCD không rõ nét, bong tróc, hỏng hóc sẽ bị thu hồi và tiêu hủy.

Hướng dẫn các bước làm CCCD gắn chip online trên Zalo

Nếu đang có nhu cầu làm căn cước công dân gắn chip TPHCM, bạn cũng có thể đăng ký làm CCCD ngay trên Zalo. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Tải và cập nhật phiên bản mới nhất cho Zalo.

Bước 2: Bạn điền tên của cơ quan công an nơi mình đang sinh sống tại thanh tìm kiếm. Nhấn vào trang thông tin của cơ quan công an tương ứng rồi chọn Quan tâm.

Nhấn vào trang thông tin của cơ quan công an rồi chọn Quan tâm trên Zalo

Bước 3: Tại giao diện tiếp theo, bạn nhấn vào tab Thủ tục hành chính rồi chọn mục “Cấp CCCD”.

Nhấn vào tab Thủ tục hành chính rồi chọn mục “Cấp CCCD” trên Zalo

Bước 4: Lúc này bạn sẽ được đưa đến trang Tờ khai CCCD điện tử. Tại đây bạn điền đầy đủ thông tin vào những ô có dấu * (bắt buộc).

Điền đầy đủ thông tin vào những ô có dấu * tại trang Tờ khai CCCD điện tử

Bước 5: Tiếp theo, bạn lựa chọn ngày lên nộp giấy tờ và lấy vân tay. Bạn cần mang đầy đủ các loại giấy tờ như đã đề cập ở trên.

Chọn ngày lên nộp giấy tờ và lấy vân tay làm căn cước gắn chip

CCCD gắn chip là gì và những câu hỏi thường gặp

Cách tra cứu CCCD gắn chip đã làm xong chưa như thế nào?

Để tra cứu xem CCCD gắn chip đã được làm xong chưa, bạn làm như sau

Bước 1: Truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Tại trang chủ website, bạn click vào Thông tin và dịch vụ > Tra cứu hồ sơ.

Click vào Thông tin và dịch vụ > Tra cứu hồ sơ trên Cổng dịch vụ công

Bước 2: Tại màn hình tiếp theo, bạn điền Mã hồ sơ (có trên giấy hẹn) và Mã bảo mật. Sau đó nhấn nút Tra cứu.

Cách tra cứu CCCD gắn chip đã làm xong chưa

Căn cước công dân gắn chíp và không gắn chíp có gì khác nhau?

Giữa CCCD gắn chip và CMND/CCCD thông thường có một điểm khác nhau căn bản. Đó là trên CCCD gắn chip được tích hợp chip điện tử và mã QR Code. Trong đó:

Mã QR Code bao gồm các thông tin cá nhân của công dân: Họ & tên, năm sinh, địa chỉ nơi ở, ngày cấp CCCD gắn chip

Chip điện tử chứa các thông tin như: Số CCCD, Họ & tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, nơi đăng ký thường trú, quê quán, đặc điểm nhận dạng, ảnh chân dung, ngày cấp và ngày hết hạn căn cước, số CMND…

So sánh căn cước công dân gắn chíp và không gắn chíp

Căn cước công dân gắn chip có đổi số không?

Nếu đang sở hữu CMND 9 số thì số CCCD của công dân sẽ được đổi thành 12 số.

Tuy nhiên đang dùng CCCD mã vạch loại 12 số thì khi đổi thành căn cước gắn chip, số CCCD của bạn vẫn được giữ nguyên.

Hy vọng rằng bài viết trên của kienthucphanmem.com đã giúp bạn hiểu hơn CCCD gắn chip là gì và quy trình, các loại giấy tờ cần thiết khi làm mới hoặc đổi căn cước. Có thể thấy, căn cước điện tử đã và đang đem đến những lợi ích tuyệt vời, giúp cắt giảm các tối đa các thủ tục giấy tờ mà công dân cần mang theo khi tham gia giao thông hoặc sử dụng các dịch vụ công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *