Hệ số cronbach alpha là một thang đo giúp cho chúng ta xác định được các biến quan sát cho một nhân tố có phù hợp hay không. Vậy làm cách nào để tính hệ số chuẩn nhất? Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết bên dưới!
1. Hệ số Cronbach’s Alpha là gì?
- Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định nhằm đo độ tin cậy của thang đo bằng cách phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Sở dĩ chúng ta cần kiểm định hệ số Cronbach Alpha bởi vì trong quá trình chúng ta nghiên cứu định lượng thì các nhân tố lớn sẽ rất khó để đo lường và cần phải sử dụng những thang đo mang tính phức tạp hơn bằng cách sử dụng nhiều câu hỏi khảo sát để có thể hiểu được bản chất của một yếu tố.
2. Bảng tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
- Hệ số Cronbach Alpha có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,9 thể hiện thang đo lường rất tốt
- Hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,8 đến 0,9 thể hiện thang đo lường sử dụng tốt
- Hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,7 đến 0,8 thì thang đo này chấp nhận được
- Hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,6 đến 0,7 thì thang đo này cần xem lại
- Hệ số Cronbach Alpha có giá trị nhỏ hơn 0,5 thì thang đo này không chấp nhận được
– Nhìn chung, giá trị Cronbach Alpha càng lớn, thang đo càng có giá trị. Tuy nhiên, hệ số Cronbach Alpha > 0.7 thì thang đo có thể được chấp nhận. Ngoài ra, vẫn có một số tác giả lại đề xuất giá trị cao hơn từ 0,9 – 0,95.
– Các bạn cần lưu ý với cột Cronbach’s Alpha If Item Deleted, cột này sẽ thể hiện hệ số của Cronbach Alpha nếu như các bạn tiến hành loại đi biến đang xem xét. Nếu thấy giá trị Cronbach’s Alpha If Item Deleted lớn hơn hệ số của Cronbach Alpha bạn xem xét kỹ có nên loại biến này hay không. Bởi khi biến này bị loại đi thang đo sẽ tăng độ tin cậy lên.
3. Cách tính hệ số Cronbach Alpha bằng SPSS
Để tính hệ số Cronbach’s Alpha trong SPSS, ta lần lượt thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Trên thanh menu công cụ phần mềm SPSS, chọn Analyze > Scale > Reliability Analysis…
Bước 2: Khi cửa sổ Reliability Analysis mở ra, bạn sẽ chỉ định các biến sử dụng trong phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ở cột phía bên trái và di chuyển đến khu vực Items bằng cách chọn và nhấn vào nút mũi tên.
Bước 3: nhấn vào ô Statistic… Tại cửa sổ Reliability Analysis: check vào ô Item, Scale, Scale if item deleted, Correlations. Sau đó bấm Continue để trở lại cửa sổ ban đầu.
Bước 4:Bấm OK, kết quả Output sẽ xuất hiện
Trong quá trình xử lý số liệu để phân tích hệ số hệ số Cronbach’s Alpha trong SPSS các bạn còn gặp khó khăn hay thắc mắc gì, hãy liên hệ dịch vụ xử lý số liệu SPSS của Best4team, trung tâm có đội ngũ chuyên viên lâu đời, có nhiều kinh nghiệm trong xử lý số liệu SPSS, cam kết uy tín, chất lượng.
4. Cách đọc kết quả hệ số Cronbach’s Alpha
Trong phần kết quả Output, phần mềm SPSS sẽ tạo ra nhiều bảng khác nhau. Trong đó, ta cần quan tâm nhất đến 2 bảng là Reliability Statistics và Item-Total Statistics.
– Bảng Reliability Statistics:
Trong bảng Reliability Statistics, ta có thể thấy Cronbach’s alpha = 0,805 => Thang đo được chấp nhận
– Bảng Item-Total Statistics
5.Tại sao hệ số Cronbach’s Alpha bị âm
– Đặt vấn đề:
Khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, giá trị hệ số này âm sẽ được hệ thống báo lỗi dưới bảng Reliability Statistics với nội dung là cảnh báo như hình dưới.
– Hệ số Cronbach’s Alpha bị âm
Nghĩa là: “Giá trị âm do chỉ số trung bình hiệp phương sai giữa các biến quan sát âm. Giả thiết đặt ra là do độ tin cậy của thang đo không đúng. Bạn nên kiểm tra lại các biến.”
– Cách khắc phục:
Vấn đề này có nguyên nhân bắt nguồn từ bảng câu hỏi hoặc đối tượng khảo sát.
- Bảng khảo sát: Cần kiểm tra lại bảng câu hỏi vì giá trị Cronbach’s Alpha bị âm có thể từ việc thiết kế các biến quan sát bên trong nhân tố không hợp lý. Chinh sửa lại các câu hỏi sao cho hợp lý, tham khảo thêm ý kiến giảng viên hướng dẫn.
- Đối tượng khảo sát: Đây là lý do đến từ yếu tố bên ngoài nên rất khó kiểm soát. Khi lập bảng khảo sát, phần mở đầu cần nêu bật được lợi ích mà người được khảo sát sẽ giúp ích được cho bạn. Ngoài ra, người tiến hành phân tích cũng nên lọc cẩn thận các phiếu trả lời hợp lý trước khi bắt đầu tiến hành.
6. Tại sao hệ số Cronbach’s Alpha thấp
– Đặt vấn đề:
Nếu giá trị hệ số Cronbach’s Alpha quá thấp, cụ thể là
– Một số nguyên nhân dẫn đến hệ số Cronbach’s Alpha thấp có thể kể đến như:
- Số liệu thu thập: Không đảm bảo tính trung thực, có thể do người được khảo sát đánh giá một cách cẩu thả làm chênh lệch hệ số Cronbach’s Alpha với thực tế.
- Nội dung câu hỏi: Trong quá trình thiết kế câu hỏi còn chưa phù hợp, tính nhất quán không theo một chiều khiến kết quả bị đảo ngược.
– Cách khắc phục:
Cách 1: Loại bỏ những câu hỏi có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) bé hơn 0.3. Ví dụ như trong trường hợp dưới, nếu xóa biến DAMBAO2 thì hệ số Cronbach’s Alpha chung là 0,716.
Cách 2: Khảo sát thêm hoặc bớt số liệu để đa dạng số mẫu. Ví dụ: Nếu bạn đang chạy 200 mẫu, bạn có thể xem xét lọc bớt 50 mẫu, để lại 150 mẫu và thực hiện kiểm định lại.
Nếu các bạn còn chưa hiểu nhiều về phần mềm SPSS thì hãy liên hệ Best4team để được tư vấn thêm kiến thức cũng như chia sẻ thêm nhiều tài liệu liên quan đến xử lý số liệu SPSS hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra chúng tôi còn nhận chạy thuê xử lý số liệu SPSS, viết thuê tiểu luận, luận văn…Hãy tham khảo ngay!
Bài viết trên đã tổng hợp những kiến thức về khái niệm hệ số Cronbach Alpha cũng như cách tính và bảng tiêu chuẩn. Kèm theo ví dụ và hình ảnh minh họa chi tiết các bước để các bạn dễ dàng tham khảo. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng thành công vào bài luận của mình. Chúc các bạn đạt kết quả cao!
Theo: KTPM