“Roleplayer là gì?” – đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra trong bối cảnh trào lưu Roleplay ngày càng phổ biến trên toàn cầu. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết Roleplay hay Roleplayer mang ý nghĩa ra sao. Nếu những khái niệm này vẫn còn mới mẻ đối với bạn thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của KTPM để hiểu thêm về Roleplayer nhé.
Roleplay và Roleplayer là gì?
Roleplay (RP) hay có cách viết khác là Role-play, trong tiếng Việt dịch ra là “nhập vai”. Người ta dùng thuật ngữ này để nói về việc một người nào đó tự thay đổi điệu bộ cử chỉ, hành vi để mô phỏng một hình mẫu trong thực tế hoặc tưởng tượng hay một nhân vật nguyên mẫu (Original Character).
Từ khái niệm về Roleplay, ta có thể dễ dàng suy ra Roleplayer là gì. Nếu như Roleplay là “nhập vai” thì Roleplayer chính là “người nhập vai” hay “người đóng vai”. Như vậy, người thực hiện các hành động tái hiện lại một nhân vật nào đó được gọi là Roleplayer.
Khi trở thành Roleplayer, bạn cần trang điểm và khoác lên mình bộ trang phục giống với nhân vật đã chọn để đóng vai. Không những vậy, bạn còn phải có một chút “tài năng diễn xuất” và cư xử, hành động sao cho mọi người xung quanh có cảm giác như họ đang tương tác với chính nhân vật đó. Ngoài ra, để nhập vai tốt nhất thì Roleplayer cần có thêm kịch bản, bối cảnh phù hợp… Có thể thấy cách làm roleplayer nếu muốn đảm bảo tính chuyên nghiệp thì cần khá nhiều sự đầu tư.
Các hình thức Roleplay và Roleplayer là gì?
Ngay nay, giới trẻ chủ yếu lựa chọn các hình thức Roleplay sau đây:
- Hóa trang thành nhân vật: Người nhập vai sẽ lựa chọn một nhân vật mà mình yêu thích để hóa thân thành nhân vật đó. Ngoài ra còn có thêm các yếu tố về kịch bản, bối cảnh diễn xuất… để tái hiện một cách chân thực nhân vật được chọn.
- Trò chơi nhập vai: Khi tham gia trò chơi nhập vai, Roleplayer sẽ phát triển nhân vật theo tình tiết, cấu trúc hay dùng lời văn để kể lại.
Nếu thuật ngữ Roleplayer vẫn còn mơ hồ thì bạn có thể tham khảo một số ví dụ sau:
- Các nhân viên hóa trang thành những nhân vật hoạt hình tại Disneyland như chuột Mickey, vịt Donald… để giao lưu và trò chuyện với khách thăm quan.
- Roleplay còn là thuật ngữ xuất hiện phổ biến trên mạng Internet. Điển hình là các trò chơi nhập vai, hay còn gọi là Role-playing Games (RPGs). Đây là một trong những thể loại game thu hút lượng người chơi đông đảo nhất.
Roleplay và Cosplay có gì giống và khác nhau
Khái niệm Roleplayer là gì rất dễ bị nhầm lẫn với Cosplayer. Mặc dù vậy giữa hai thuật ngữ này vẫn có những điểm khác nhau. Cụ thể những điểm giống và khác nhau giữa Roleplay và Cosplay như sau:
Giống nhau
Cả Roleplay lẫn Cosplay đều dùng để chỉ hoạt động nhập vai, tạo hình và hóa trang thành một nhân vật nào đó. Đó có thể là các nhân vật trong phim ảnh, chương trình truyền hình, sách hay truyện tranh…
Khác nhau
- Roleplay: Thuật ngữ Roleplay được sử dụng một cách phổ biến hơn và bao quát nhiều lĩnh vực hơn. Khi trở thành Roleplayer, bạn không chỉ giới hạn mình ở thế giới điện ảnh hay truyện tranh mà có thể là bất cứ ai, bất cứ nhân vật nào mà bạn yêu thích.
- Cosplay: Nhân vật được lựa chọn để Cosplay thường là nhân vật trong điện ảnh, game, manga, anime… Chính vì vậy thuật ngữ này phổ biến hơn trong giới hâm mộ truyện tranh và phim ảnh. Ngoài ra Cosplay cũng nghiêng nhiều hơn về tính hóa trang và không cần dùng nhiều lời thoại, chủ yếu để giao lưu, chụp hình. Ngày nay thường có các lễ hội Cosplay được tổ chức, là nơi để các bạn trẻ hóa thân thành những nhân vật anime, game, phim ảnh… mà mình yêu thích.
Ooc là gì?
Khi nhắc đến lĩnh vực diễn xuất và nhập vai, một cụm từ viết tắt khác cũng được xuất hiện thường xuyên, đó chính là Occ. Vậy Ooc là gì trong role? OOC là viết tắt của cụm từ “Out Of Character”, tức là không phù hợp với tính cách, không đúng với hành vi và cách cư xử bình thường.
Trên đây là giải thích về khái niệm Roleplay và Roleplayer là gì. Ngoài ra bài viết còn giúp bạn phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai thuật ngữ Roleplay và Cosplay. Hy vọng rằng bài viết của Kiến Thức Phần Mềm đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích.
Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm