Tác hại của DoS là gì không phải ai cũng lường trước được. Hiện nay mức độ nguy hiểm của các cuộc tấn công mạng đang ngày càng gia tăng và gây ra thiệt hại vô cùng nặng nề. Chính vì vậy việc trang bị những kiến thức về DoS là cực kỳ cần thiết để giúp bạn đưa ra biện pháp phòng tránh phù hợp cũng như cách thức xử lý tình huống khi bị tấn công DoS. Cùng kienthucphanmem.com tìm hiểu về những tác hại mà DoS có thể gây ra trong bài viết sau.
Tấn công kiểu DoS là gì?
DoS (Denial of Service) được tạm dịch sang tiếng Việt là “tấn công từ chối dịch vụ”. Đây là hình thức tấn công mạng nhằm phá hủy hàng rào phòng thủ hoặc hệ thống chức năng của một trang web, hệ thống mạng, ứng dụng nào đó… Vậy tấn công DoS nhằm mục đích gì? Mục tiêu của DoS là ngăn cản không cho người dùng truy cập vào các nền tảng bị tấn công.
Đối tượng của các cuộc tấn công DoS thường rơi vào những website, dịch vụ hoặc cơ sở hạ tầng thu hút lượng lớn người truy cập. Cách thức tấn công DoS đó là khiến cho hệ thống mục tiêu bị quá tải và không có khả năng xử lý bất cứ yêu cầu truy cập nào đến từ người dùng thực tế. Tấn công DoS có đặc điểm là kẻ xấu chỉ sử dụng duy nhất một thiết bị để thực hiện vụ tấn công.
DOS thường xoay quanh các kiểu tấn công như Teardrop Attack, ICMP flood, Ping of Death hay tấn công gây tràn bộ đệm.
Tấn công DDoS – Hình thức nâng cao của DoS
Đi liền với DoS còn có một thuật ngữ khác là DDoS (Distributed Denial of Service). Đây được hiểu là hình thức “tấn công từ chối dịch vụ phân tán”, với khả năng gây ra nhiều tác hại còn khủng khiếp hơn cả DoS. Vì vậy nếu đang băn khoăn DoS và DDoS loại nào nguy hiểm hơn thì bạn biết câu trả lời rồi đó!
DDoS là phiên bản nâng cao hơn so với DoS, bởi hacker thực hiện vụ tấn công DDoS sẽ lợi dụng mạng lưới, hệ thống lớn gồm nhiều thiết bị để nhắm vào 1 mục tiêu duy nhất. Khi trở thành nạn nhân của DDoS, máy chủ của mục tiêu cũng sẽ trở nên quá tải, dẫn tới không thể xử lý bất kỳ yêu cầu truy cập vào.
Khi nhắc tới tấn công DDoS, có những loại tấn công phổ biến đó là:
- Application Layer Attack: Tấn công khai thác các lỗ hổng của ứng dụng
- Fragmentation Attack: Tấn công phân mảnh dữ liệu
- Bandwidth Attack: Tấn công băng thông
Vụ tấn công DDoS lớn nhất lịch sử nhân loại từng được ghi nhận được đến năm 2018 có nạn nhân là GitHub – một dịch vụ lưu trữ mã nguồn. Cuộc tấn công DDoS này ghi nhận tốc độ 1.3 Tbps, truyền đi 126.9 triệu gói tin/giây.
Ngoài ra còn có nhiều cuộc tấn công DDoS làm chấn động dư luận khác như:
- Vụ tấn công DDoS nhắm vào 6 ngân hàng của Mỹ vào năm 2012
- Vụ tấn công DDoS làm sụp đổ dịch vụ của Dyn năm 2016, đạt lượng truy cập 1 Tbps
- Cuộc tấn công DDoS dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services năm 2020
- Cuộc tấn công DDoS nhắm vào các dịch vụ của Google năm 2017, đạt lưu lượng 2.54 Tbps
Làm thế nào để nhận biết các cuộc tấn công DoS và DDoS?
Nếu hệ thống hoặc website của bạn gặp trục trặc nhưng chưa bị sập hoàn toàn thì việc phân biệt giữa nhiễm virus và tấn công DoS/DdoS là khá khó khăn. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết web bị DoS sau đây:
- Hệ thống ghi nhận được một khối lượng truy cập lớn bất thường
- Tốc độ website bị giảm đáng kể mà không rõ nguyên nhân
- Lượng thư rác và yêu cầu truy cập tăng cao bất thường khiến máy chủ quá tải
- Ghi nhận sự sụt giảm băng thông trầm trọng
- Hệ thống, website bị sập hoàn toàn và mất quyền truy cập
Những tác hại của DoS là gì?
Những vụ tấn công DoS luôn khiến cho chủ sở hữu website, ứng dụng hay hệ thống phải “khốn đốn” và người dùng cũng hứng chịu không ít hậu quả. Sau đây là một số tác hại khôn lường mà DoS có thể gây ra:
Khiến hệ thống bị sụp đổ hoàn toàn
DoS khiến cho ứng dụng, hệ thống hay website mà bạn sở hữu bị sập hoàn toàn. Từ đó người dùng sẽ không thể truy cập vào website, dịch vụ và thậm chí chủ sở hữu hệ thống cũng bị mất quyền kiểm soát. Nếu là một người sử dụng hệ thống để kiếm tiền hay doanh nghiệp đang cung cấp dịch thì bạn sẽ mất đi một lượng lớn doanh thu, đồng thời làm giảm trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, nỗ lực SEO website của bạn có thể “đổ sông đổ bể” khi bị Google đánh giá thấp do ghi nhận những hoạt động không bình thường. Nếu hệ thống không được khôi phục trong thời gian sớm nhất, Google sẽ không phát hiện ra các internal links của website và khiến bạn gặp nhiều rắc rối.
Gây ra lỗ hổng về bảo mật
Sau khi bị tấn công DoS, bạn có thể sẽ ưu tiên dành nhiều thời gian hơn để khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống. Chính vì vậy nhiều khả năng hàng rào bảo mật của dịch vụ, website… vẫn chưa được vá lỗ hổng hoặc chưa được kích hoạt trở lại.
Lợi dụng lỗ hổng này, kẻ xấu có thể trở lại tấn công hệ thống của bạn thông qua backdoor (cửa hậu). Từ đó khiến cho website, dịch vụ… lại một lần nữa bị tê liệt và ngừng hoạt động.
Để tránh tình trạng này, tốt hơn hết là nền tập trung vá lỗ hổng của hệ thống bảo mật trước, sau đó mới nghĩ tới việc đưa website, ứng dụng… về trạng thái bình thường.
Tác động đến server và hosting
Nếu website bị tấn công DDoS đang sử dụng dịch vụ shared hosting, rất có thể website đang bị kẻ xấu lợi dụng để tấn công những trang web khác thuộc cùng một server. Từ đó khiến toàn bộ hệ thống bị tê liệt và nhà cung cấp dịch vụ shared hosting chịu ảnh hưởng nặng nề.
Tốn nhiều nguồn lực để khôi phục hệ thống
Nếu bạn đã sao lưu toàn bộ dữ liệu thì việc khôi phục chúng cũng sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc. Tuy nhiên trong trường hợp xấu hơn khi dữ liệu chưa được sao lưu lại, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất trắng dữ liệu và phải xây dựng hệ thống từ đầu.
Không chỉ gây tiêu hao nhiều nguồn lực, các vụ tấn công DoS và DDoS cũng sẽ để lại nhiều hậu quả đối với trải nghiệm người dùng. Bạn sẽ phải chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ mới hoặc thuê chuyên gia để khắc phục, sửa chữa hệ thống.
Tấn công DoS và cách phòng chống
Sao lưu dữ liệu thường xuyên
Sao lưu dữ liệu thường xuyên là cách phòng chống tấn công DoS cần được ưu tiên hàng đầu. kể cả trong tình huống xấu nhất, bạn vẫn có thể khôi phục lại dữ liệu để nhanh chóng đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường.
Sử dụng hệ thống tường lửa
Nếu quản lý một dịch vụ, website có lượng người dùng hay lượng truy cập khổng lồ như website thương mại điện tử, mạng xã hội… Bạn nên đầu tư hẳn một hệ thống tường lửa chuyên nghiệp, có khả năng phát hiện cũng như phòng chống tấn công DoS và DDoS. Từ đó bạn có thể tránh hoặc giảm thiểu tối đa thiệt hại khi bị tấn công từ chối dịch vụ.
Sử dụng Content Delivery Networks (CDN)
Một cách phòng chống tấn công từ chối dịch vụ DoS khác cũng được khuyên dùng đó là sử dụng Content Delivery Networks, hay còn gọi là “mạng lưới phân phối nội dung”. Dịch vụ CDN không thể giúp bạn chống lại những vụ tấn công DoS hay DDoS. Tuy nhiên CDN có khả năng hấp thụ cuộc tấn công bằng việc cho phép đồng thời lượng truy cập khổng lồ.
Mặc dù vậy, có ba yếu tố chính quyết định khả năng hấp thụ của CDN đó là:
- Hệ thống của bạn, dung lượng mà bạn sở hữu có chống chịu được khối lượng của vụ tấn công không
- CDN không phù hợp với mọi website hay nội dung có trong website
- CDN không có khả năng bảo vệ các ứng dụng
Như vậy là bạn đã hiểu được phần nào tác hại của DoS là gì rồi. Nếu nghi ngờ hệ thống của mình đang là nạn nhân của DoS, bạn hãy nhanh chóng sao lưu dữ liệu và thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ để có biện pháp xử lý kịp thời. Đừng quên áp dụng các phương pháp phòng chống DoS và DDoS trong bài viết của KPTM để bảo vệ website, hệ thống của mình một cách tốt nhất.