Tăng traffic cho website là gì? Cách để tăng traffic cho trang web

Traffic là một trong những chỉ số quan trọng của website mà những người làm SEO hay Digital Marketing quan tâm. Bởi vì làm tăng traffic sẽ giúp cho website của bạn nâng cao thứ hạng, tỉ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết traffic là gì? Tăng traffic cho website là gì? Làm cách nào để tăng traffic cho trang web? Do đó, bài viết này sẽ có đầy đủ những thông tin giúp bạn đọc giải đáp được tất cả những thắc mắc này.

Tăng traffic cho website là gì?

Để có thể trả lời được câu hỏi “Tăng traffic cho website là gì?” thì trước tiên bạn cần hiểu được khái niệm của traffic. Traffic là một thuật ngữ dùng để chỉ lưu lượng truy cập của một trang web. Nói cách dễ hiểu hơn thì traffic chính là số lượng người truy cập vào một website. Đây là một khái niệm cực kỳ phổ biến trong thế giới Digital Marketing. Do đó tăng traffic cho website chính là những công việc kéo người dùng truy cập vào trang web.

Nếu một website có lưu lượng truy cập vào trang web càng tăng thì cũng đồng nghĩa với doanh thu được tăng theo. Do đó, traffic là một yếu tố dùng để đánh giá sự quá trình phát triển của thương hiệu của website.

Tăng traffic cho website là công việc vô cùng quan trọng

Vì sao cần tăng traffic cho website?

Giúp xây dựng tầm ảnh hưởng thương hiệu

Khi lượng traffic traffic website đủ lớn thì chứng tỏ nội dung của trang web chất lượng và thu hút người dùng. Từ đó, website sẽ được nhiều người theo dõi và truy cập. Không ít người sử dụng dùng website để xây dựng thương hiệu cá nhân cũng như thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì thế,khi lượng traffic tăng lên thì thương hiệu của bạn cũng được nhiều người biết đến.

Việc tập trung đầu tư và cải thiện traffic cho trang web sẽ giúp bạn làm tăng tầm ảnh hưởng của thương hiệu. Các nội dung trên trang web càng hữu ích hấp dẫn, có giá trị thì họ sẽ ở lại trang lâu hơn và hài lòng với website của bạn hơn.

Giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt hơn

Làm tăng thứ hạng website

Traffic là một trong những tiêu chí mà các công cụ tìm kiếm dùng để đánh giá và xét để xếp thứ hạng của trang. Nếu website của bạn thu hút được một lượng  traffic lớn thì có nghĩa trang của bạn được nhiều người biết đến. Lúc này, các công cụ tìm kiếm như Google, Bings sẽ đánh giá cao trang web của bạn và đẩy thứ hạng website của bạn lên cao. Nhiều người nhìn thấy website của bạn hơn thì có nghĩa là được đánh giá có độ uy tín cao. Khi bạn cải thiện được lưu lượng người truy cập vào trang web thì có nghĩa là bạn đang nâng cao thứ hạng cho website của mình trên trang tìm kiếm.

Làm tăng thứ hạng website nhanh chóng

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Khi website của bạn thu hút được một lưu lượng truy cập đủ lớn thì sẽ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi. Khi lượng traffic chuyển đổi thành khách hàng cao thì có nghĩa traffic website tốt. Những người có nhu cầu tìm kiếm nội dung trang web của bạn thì có nghĩa họ sẽ đọc. Nếu hữu ích và giá trị với họ thì tỷ lệ chuyển đổi tăng lên.

Làm tăng hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo

Website của một doanh nghiệp không chỉ là bộ mặt mà nó còn là một cửa hàng online để giới thiệu các mặt hàng kinh doanh. Việc chi tiền quảng cáo sẽ giúp cho website có thứ hạng cao và tiếp cận được với nhiều khách hàng.

Việc quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng. Từ đó sẽ làm tăng đơn hàng và thậm chí có thể gặp được những khách hàng lớn. Một quảng cáo có tỷ lệ chuyển đổi cao thì có nghĩa chiến dịch quảng cáo thành công.

Tăng doanh thu bán hàng

Một khi người dùng tìm kiếm sản phẩm của bạn có nghĩa là họ muốn mua hàng. Nếu các thông tin trên website của bạn thuyết phục thì sẽ làm tăng doanh thu lên cao. Thậm chí, họ sẽ trở thành khách hàng thân thiết của doanh nghiệp nếu sản phẩm của bạn làm hài lòng họ.

Làm tăng doanh thu bán hàng hiệu quả hơn

Các nguồn traffic chính hiện nay

Traffic Social

Traffic Social chính là lưu lượng truy cập vào website thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube,… Khách hàng sẽ tiếp cận với trang web thông qua các liên kết được gắn và chia sẻ trong các nội dung trên mạng xã hội. Các nội dung hấp dẫn của một website nào đó được người dùng chia sẻ lên mạng xã hội và được người dùng khác nhấp vào cũng được tính là Social Traffic.

Traffic từ Organic search

Organic Traffic là lượng người truy cập vào trang web thông qua việc nhấp vào các kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm Search Engine.

Traffic từ SEO Onpage là lượng traffic có vai trò quan trọng giúp mở rộng quy mô kinh doanh của một doanh nghiệp. Để có thể cải thiện được khả năng hiển thị, bạn phải tối ưu hóa website. Cụ thể, bạn hãy nghiên cứu từ khóa, tối ưu trang, bổ sung các bài viết blog có chất lượng cao và áp dụng marketing đa kênh. Đây là một công việc SEO tốn nhiều thời gian và công sức nhưng lại có hiệu quả tuyệt vời.

Traffic từ website khác – Referral Traffic

Đây là lượng người truy cập vào trang web thông qua sự giới thiệu của một trang web khác mà không có sự liên quan đến công cụ tìm kiếm. Đây cũng là một dạng traffic trong SEO, nó đến từ việc tối ưu SEO Offpage.

Khi có nhiều backlink trên các nguồn uy tín, nổi tiếng như báo điện tử, Guest Post,.. thì sẽ có nhiều người nhận diện được website và thương hiệu của bạn.

Có nhiều nguồn traffic khác nhau

Traffic User

Đây là một dạng traffic ít gặp và không xuất hiện trong các công cụ đo lường. Cụ thể, nó là lưu lượng truy cập từ việc nhập các từ khóa trên công cụ tìm kiếm để có thể vào website của bạn. Nhưng các từ khóa được lấy từ việc nhận pass giải nén khi tải cài đặt một phần mềm nào đó. Hoặc họ làm nhiệm vụ trên các app kiếm tiền online. Thường thì Traffic User cũng được tính là Traffic Organic search hoặc Direct Traffic.

Traffic trực tiếp – Direct Traffic

Direct Traffic là lưu lượng người truy cập vào website thông qua việc gõ URL một cách trực tiếp lên thanh địa chỉ hoặc nhấp vào đánh dấu trang đã lưu trước đó. Thường thì lượng traffic này sẽ tương đối nhỏ nhưng có giá trị chuyển đổi lớn.

Traffic từ quảng cáo – Paid Search

Paid Traffic là lượng người truy cập từ trang web thông qua các loại hình quảng cáo online có trả phí như Google Ads, Facebook Ads,… Bạn có thể kiểm soát chặt chẽ được lưu lượng truy cập này nhưng nhược điểm là tốn nhiều chi phí.

Traffic từ Email

Email marketing là lượng người truy cập sau khi họ nhấp vào liên kết đã được cung cấp trong email.

Cách làm tăng traffic cho website

SEO

SEO chính là công việc giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Khi làm SEO tốt thì trang web của bạn sẽ được tự động tăng thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm của Google. Đó chính là công việc giúp người dùng có thể nhìn thấy và truy cập vào website của bạn nhiều hơn.

Đây cũng là việc giúp traffic website tăng nhanh hơn và có độ bền vững cao hơn. Bạn nên chọn SEO tổng thể thay vì SEO từ khóa. Bởi vì, SEO tổng thể sẽ giúp triển khai toàn bộ nội dung chuẩn SEO bao phủ cả lĩnh vực. Do đó, bạn sẽ tận dụng triệt để các cơ hội tăng traffic cho website của bạn.

SEO để tăng traffic cho website

Xây dựng hệ thống mạng xã hội

Việc xây dựng hệ thống social sẽ giúp bạn tận dụng được lượng người dùng truy cập lớn và phù hợp với dịch vụ và sản phẩm trên website. Bạn cần đăng ký tài khoản social với các thông tin tin cậy của doanh nghiệp. Sau đó, hãy hoàn thành nội dung giới thiệu về doanh nghiệp để có thể kéo traffic cho website.

Công việc này sẽ làm tác động đến nguồn traffic chính như

  • Social Traffic.
  • Oganic Traffic.
  • Referral Traffic.
  • Direct Traffic.

Chạy quảng cáo Facebook, Google

Chạy quảng cáo là một cách làm tăng traffic có hiệu quả cao. Bạn có thể chạy quảng cáo trên nền tảng Google hoặc Facebook. Tuy nhiên, hãy tạo những nội dung hấp dẫn cùng với việc target hướng đúng đối tượng để giúp quảng cáo có hiệu quả. Hãy cân nhắc đẩy ngân sách quảng cáo trong những khung giờ vàng để phát huy tối đa hiệu quả của quảng cáo. Việc này sẽ tác động đến nguồn traffic chính bao gồm

  • Paid Traffic.
  • Oganic Traffic.
  • Social Traffic
  • Direct Traffic.

Facebook Ads

Xây dựng kênh blog riêng

Một trang blog sẽ cung cấp đến người đọc những thông tin hữu ích. Kênh này sẽ giúp bạn loại bỏ tính chất bán hàng để giúp cho chiến lược tăng traffic của website trở nên hiệu quả.

Bạn hãy xây dựng những thông tin hữu ích, tươi mới và hấp dẫn đối với người dùng để thu hút họ truy cập vào blog. Sau đó, hãy dùng đường link trỏ về website một cách khéo léo để làm tăng traffic. Xây dựng blog sẽ tác động đến nguồn traffic chính là Referral Traffic.

Book báo

Đây là một cách quảng bá và tăng sự nhận diện thương hiệu cực kỳ hiệu quả. Nó sẽ làm tăng độ tin cậy đối với khách hàng tiềm năng và các đối tác. Book báo còn giúp thu hút traffic vào trang web một cách hiệu quả thông qua các loại traffic như Referral Traffic và Direct Traffic.

Xây dựng chiến lược Email Marketing

Email Marketing là một công việc không thể thiếu để kéo traffic cho website. Bạn cần xây dựng một danh sách khách hàng chất lượng và xây dựng nội dung email có liên quan nhất đến khách hàng. Sau đó, hãy tạo một chiến dịch cụ thể và theo dõi hiệu quả mà chiến lược này mang lại.

Xây dựng kênh Youtube

Kênh Youtube có tác dụng làm traffic cho website tuyệt vời cho website. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đến các bước cơ bản sau:

  • Tạo dựng chủ đề kênh youtube có nội dung tương đồng với chủ đề website.
  • Đăng tải video lên kênh của bạn một cách đều đặn và thường xuyên.
  • Tóm tắt nội dung video ở trong phần mô tả video phía dưới.
  • Trong phần mô tả có đặt link thông tin, link hướng dẫn,…
  • Đặt tiêu đề video hấp dẫn và thu hút người xem.

Xây dựng kênh Youtube sẽ có tác động đến nguồn traffic chính bao gồm:

  • Social Traffic.
  • Email Traffic.
  • Referral Traffic.

Xây dựng kênh Youtube với nội dung hấp dẫn

Một số công cụ kiểm tra traffic website hiệu quả

Để có thể biết được số lượng traffic của website thì cần phải sử dụng công cụ đo lường chính xác. Sau đây là một số công cụ thường được dân làm marketing sử dụng để kiểm tra traffic:

Google Analytic

Đây là một công cụ trực tuyến được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Google Analytic cho phép người dùng theo dõi các số liệu phân tích về website của mình một cách trực tiếp. Nó sẽ cung cấp các dữ liệu về traffic, kênh traffic và nguồn phương tiện traffic một cách rõ ràng. Ngoài ra, công cụ này còn cho biết hành vi cụ thể của người dùng hoạt động trên website của bạn. Chẳng hạn như bạn có thể biết được tỷ lệ thoát trang, thời gian ở trong trang từ đó đánh giá được mức độ hữu ích của nội dung trên trang web.

Google Analytic giúp phân tích traffic hiệu quả

Similarweb

Similarweb là một công cụ phân tích trang web giúp bạn kiểm tra được lượng traffic từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu như bạn muốn kiểm tra số lượng traffic từ nhiều nguồn về website thì Google Analytic là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, nó sẽ không giúp bạn check được traffic từ website đối thủ.

Nhưng Similarweb sẽ giúp bạn biết được tổng quan traffic của một website mà không cần phải gắn mã. Nó sẽ giúp bạn nghiên cứu đối thủ của bạn một cách tốt hơn.

Similarweb cho bạn thấy được tổng quan lưu lượng truy cập

Google Search Console

Đây là một dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi Google. Nó sẽ giúp bạn theo dõi, duy trì và khắc phục các sự cố liên quan đến sự hiển thị của website trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, công cụ này sẽ chỉ thống kê Traffic tự nhiên và bạn cũng có thể biết được chỉ số “tổng số lần nhấp chuột của người dùng” vào website của bạn.

Google Search Console phân tích

Ahref

Ahref là một công cụ nổi tiếng dùng để phân tích SEO. Công cụ này được SEOer trên khắp thế giới sử dụng. Công cụ này sẽ giúp bạn kiểm tra được lượng Oganic traffic truy cập vào trang web của một website bất kỳ. Ngoài ra, bạn cũng có thể biết được lượng Referral Traffic thông qua tính năng phân tích backlink trên Ahref.

Ahref

Các lưu ý trước khi tăng traffic cho website

Để tăng traffic cho website thì bạn cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Traffic chất lượng cao

Đừng chỉ tập trung vào số lượng của traffic mà hãy quan tâm đến chất lượng của traffic. Các traffic chất lượng cao mới có khả năng làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cao. Nếu traffic ít nhưng tất cả chúng đều có khả năng chuyển đổi thành khách hàng thực tế thì không đáng lo. Còn lượng traffic nhiều nhưng không khả năng chuyển đổi thì thật là vô ích.

  • Sự tăng trưởng dài hạn

Hãy quan tâm đến sự tăng trưởng dài hạn của một website. Do đó, chất lượng nội dung, chất lượng website nên đặt lên hàng đầu. Bạn có thể đánh giá sự tăng trưởng thông qua các số liệu và biểu đồ phát triển của website.

  • Những con số biết nói

Không chỉ lượng traffic mà các chỉ số liên quan như số phiên truy cập, thời gian ở lại trên trang, tỷ lệ thoát trang,… cũng giúp bạn đánh giá chính xác hơn về tình trạng của doanh nghiệp.

Lời kết

Trên đây là những kiến thức giúp bạn có thể hiểu được tăng traffic cho website là gì? Có những cách nào để tăng traffic và các công cụ để đo lường chúng. Hy vọng những thông tin này của Kiến Thức Phần Mềm sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về traffic website và có phương pháp tốt nhất để giúp tăng traffic hiệu quả nhất.

Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *