Tìm hiểu về các thành phần cơ bản của một máy tính

Máy tính là một thiết bị thông minh vô cùng hữu ích hỗ trợ trong quá trình làm việc, học tập của người dùng. Mặc dù máy tính vô cùng phổ biến và quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết đến các thành phần cơ bản của máy tính. Để giúp bạn đọc tìm hiểu về máy tính kỹ càng hơn, kienthucphanmem.com sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin các thành phần cơ bản của một máy tính trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về máy tính

Máy tính là gì?

Máy tính có tên gọi đầy đủ là máy vi tính. Nó là một thiết bị điện tử có đầy đủ các chức năng để điều khiển và quản lý các dữ liệu, thông tin. Các máy tính hiện đã sẽ có thể xử lý được nhiều tác vụ khác nhau như chơi game,gửi Email, tạo lập các bản trình bày, bảng tính, lướt web, soạn văn bản, chỉnh sửa video…

Hiện nay, máy tính được coi là công cụ đắc lực để phục vụ cho nhu cầu làm việc, học tập hay giải trí của con người. Nó chính là một cánh tay phải đắc lực tuyệt vời trong cuộc sống chúng ta.

Máy tính

2 yếu tố quan trọng của máy tính

Phần cứng và phần mềm là 2 yếu tố quan trọng không thể thiếu của máy tính.

  • Phần cứng (Computer Hardware)

Phần cứng là các bộ phận của máy tính có cấu trúc vật lý, có thể cầm nắm và chạm vào được. Các bộ phận chính cấu tạo nên một chiếc máy tính như màn hình, bàn phím, chuột, CPU, RAM,…

  • Phần mềm (Computer Software)

Phần mềm là toàn bộ những mã lập trình được cài đặt trong ổ cứng của máy tính hoặc mainboard. Đây là phần có thể ra lệnh để máy tính có thể thực hiện được các nhiệm vụ khác.

Phân loại máy tính

Có khá nhiều cách để phân loại máy tính hiện nay như:

  • Phân loại máy tính theo mục đích sử dụng sẽ có các loại như siêu máy tính, máy tính cấu hình, máy trạm, máy chủ, máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy tính bảng,…
  • Phân loại theo mức độ hoàn thiện sẽ có: máy tính cơ khí, máy tính cơ điện, máy tính vi mạch điện tử, máy tính điện tử được chế tạo từ bóng bán dẫn, máy tính điện tử chạy bằng mạch tích hợp – chip bán dẫn IC.
  • Phân loại theo đặc trưng thiết kế bao gồm máy tính kỹ thuật số hoặc các loại máy tính sử dụng các kỹ thuật tương tự.

Ngoài ra, còn nhiều cách phân loại máy tính khác. Tuy nhiên, hiện nay người ta thường phân loại máy tính theo mục đích sử dụng sẽ có những thiết bị như: Máy tính cá nhân hay còn được gọi là PC, máy tính xách tay – laptop và máy tính bảng.

Máy tính cá nhân hay máy tính để bàn – PC

PC là một loại máy tính để bàn PC. Loại máy tính này được tạo thành từ nhiều bộ phận khác. Cụ thể có thể kể đến như vỏ máy tính, bộ nguồn,  bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, ổ đĩa, màn hình máy tính, Bo mạch chủ, khối xử lý trung tâm, các thiết bị ngoại vi,…

Ưu điểm của các dòng máy tính cá nhân là giá cả vừa phải cho những ai có kinh tế hạn hẹp. Tuy nhiên, nhược điểm của máy tính bàn là chỉ có thể đặt một chỗ, không gọn nhẹ và không thể linh hoạt mang theo bên người.

Máy tính để bàn PC

Máy tính xách tay – Laptop

Máy tính xách tay hay còn thường được gọi là laptop. Đây là một dòng máy tính nhỏ gọn. Bạn có thể mang theo bên người chiếc máy tính này để làm việc bất cứ lúc nào. Đặc biệt thích hợp với những người thường xuyên đi công tác hoặc cần sự linh hoạt khi di chuyển, khắc phục hạn chế của máy tính bàn.

Máy tính xách tay sẽ có đầy đủ các thành phần của một máy tính cá nhân. Tuy nhiên, nó vô cùng gọn nhẹ và không có thùng máy như PC nên được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, dòng máy tính này có mẫu mã đa dạng, hiện đại, sang trọng và đẹp mắt. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng máy này là giá cả sẽ đắt hơn máy tính cá nhân.

Laptop

Máy tính bảng – Tablet

Máy tính bảng hay còn được gọi là Tablet computer hoặc Tablet. Đây là một loại máy tính có kích thước nhỏ gọn, nhỏ hơn cả laptop. Nếu laptop và PC được thiết kế màn hình riêng và bàn phím riêng thì máy tính bảng tất cả được tích hợp vào màn hình cảm ứng. Kích thước màn hình từ 7 inch trở lên. Người dùng có thể thao tác bằng cách chạm vào màn hình cảm ứng và sử dụng bàn phím

Máy tính bảng – Tablet

Các thành phần cơ bản của máy tính

CPU – Bộ xử lý trung tâm

Máy tính được là một cỗ máy thông minh được ví như là cơ thể người. CPU được xem như là bộ não của máy tính với các chức năng xử lý dữ liệu, điều khiển thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra.

Bộ xử lý trung tâm CPU được cắm trực tiếp vào bo mạch. Nó có khả năng giao tiếp với tất cả các bộ phận khác của máy tính. Người dùng có thể viết các dòng mã như Python, Java C++,… để bộ xử lý có thể hiểu được.

Máy tính có hoạt động tốt hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và hiệu suất của CPU. Đơn vị đo tốc độ của bộ xử lý trung tâm CPU là Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz).

CPU

Mainboard – Bo mạch chủ

Nếu CPU là bộ não thì bo mạch chủ chính là xương sống của máy tính. Thành phần này có chức năng kết nối các linh kiện và thiết bị bên ngoài thành một khối thống nhất.

Bộ xử lý trung tâm và card màn hình của mainboard được chứa trong một chipset tích hợp. Đây cũng là nơi cắm vào các thiết bị đầu ra và đầu vào. Bo mạch chủ giúp cho máy tính điều khiển đường đi và tốc độ của dữ liệu. Đây còn là thành phần quyết định được tuổi thọ của máy tính.

Mainboard

GPU – Bộ xử lý đồ họa

GPU là một thành phần vô cùng quan trọng giúp hiển thị hình ảnh, video trên màn hình một cách chất lượng nhất. Do đó, nó đặc biệt hữu ích trong các thiết bị chơi game, các phần mềm thiết lập mô hình 3D và thiết kế nội thất,…

GPU

RAM – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên

RAM chính là một thành phần cơ bản của máy tính. Thành phần này có khả năng thiết lập một không gian bộ nhớ tạm để máy tính hoạt động. Tuy nhiên, bộ nhớ RAM này không lưu trữ dữ liệu trong quá trình tắt máy. Do đó, những gì lưu trong bộ nhớ tạm sẽ mất đi khi tắt máy.

RAm có vai trò tạm ghi nhớ những gì để giúp CPU xử lý nhanh hơn. Thông thường, tốc độ truy xuất trên RAM sẽ cao hơn tốc độ truy xuất của ổ cứng.

Đơn vị để đo dung lượng bộ nhớ RAM là Gigabyte (GB). Hiện nay, RAM trên máy tính có dung lượng ít nhất là 2 – 4GB RAM. Đối với các loại máy cao cấp hơn thì dung lượng của RAM lên đến 16GB hoặc có thể hơn.

RAM được tạo nên từ những water silicon mỏng, được bọc phải chip gốm và được gắn trên bảng mạch trong máy.

RAM

Ổ cứng HDD hoặc SSD

Ổ cứng là phần cuối cùng mà chúng tôi đang muốn nhắc đến. Ổ cứng HDD hoặc SSD đều là những nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành trên máy tính. Hiện nay, máy tính có thể sử dụng HDD hoặc ổ cứng SSD.

Khác với RAM thì ổ cứng có khả năng ghi nhớ toàn bộ dữ liệu vĩnh viễn dù bạn bật hay tắt máy tính. Khi máy tính được mở lên thì hệ điều hành, ứng dụng sẽ được chuyển từ ổ cứng sang RAM để chạy. Đơn vị đo dung lượng lưu trữ ổ cứng là Gigabyte (GB). Mỗi ổ cứng có thể chứa từ 500GB đến hơn 1 Terabyte (1.000GB).

Ổ cứng SSD

Trên đây là những thông tin cần biết về máy tính và những các thành phần cơ bản của một máy tính. Hy vọng, bài viết này đã cung cấp những thông tin thú vị về cỗ máy thông minh tuyệt vời của thời đại này giúp cho bạn hiểu rõ hơn về nó.

Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *