RAM là gì? Cấu tạo và hoạt động của RAM như thế nào?

Để các thiết bị điện tử như PC, laptop có thể hoạt động tốt thì cần tới rất nhiều linh kiện khác nhau. Và một trong những linh kiện quan trọng, không thể thiếu chính là RAM. Vậy RAM là gì? Linh kiện này có cấu tạo và hoạt động như thế nào?

1. RAM là gì?

RAM hay tên gọi đầy đủ là Random Access Memory. Đây là một linh kiện cực kỳ quan trọng trong các thiết bị điện tử, ví dụ như PC, laptop hay máy tính bảng, điện thoại, máy in,… Linh kiện này được coi là một bộ nhớ khả biến, cho phép thiết bị điện tử có thể đọc và ghi ngẫu nhiên các dữ liệu lên bất kỳ vị trí nào thuộc bộ nhớ dựa theo địa chỉ bộ nhớ. Tuy nhiên, cần lưu ý, các dữ liệu được ghi lên RAM chỉ là tạm thời và khi ngắt nguồn điện cung cấp cho thiết bị thì dữ liệu trên RAM cũng sẽ mất đi.

2. Cấu tạo của RAM như thế nào?

Ngoài thắc mắc RAM là gì thì nhiều người còn quan tâm tới cấu tạo của linh kiện này. Đây là một linh kiện có cấu tạo tương đối phức tạp bởi nó được tạo nên bởi rất nhiều linh kiện nhỏ, gồm: Transistor, điện trở, tụ điện,… Các linh kiện này có nhiệm vụ cung cấp cho RAM nguồn điện ổn định trong quá trình thiết bị hoạt động.

Khi thực hiện các lát cắt thực tế để tìm hiểu về RAM người ta thấy mạch in giúp RAM hoạt động với 6 lớp. Nhưng cũng có những loại RAM được thiết kế mạch in với số lớp nhiều hơn. Bên cạnh đó, cả 2 mặt của RAM đều được tích hợp nhiều chip nhớ.

Nhà sản xuất thường mạ vàng các chân tiếp xúc giữa RAM với mainboard của thiết bị. Mục đích là để tránh chân tiếp xúc bị oxy hóa, đồng thời cũng giúp tăng hiệu quả tiếp xúc.

Cấu tạo một mặt của thanh RAM

3. RAM hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của RAM không quá khó hiểu. Đối với các thiết bị điện tử như PC, laptop, điện thoại,… RAM sẽ kết hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển để truy cập và sử dụng dữ liệu. Các dữ liệu từ ổ đĩa sẽ được CPU đưa ra RAM để lưu trữ tạm thời. Sau khi người dùng tắt máy hoặc tắt ứng dụng vùng nhớ trên RAM sẽ được giải phóng, dữ liệu đã lưu tạm sẽ mất đi.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại RAM. Tuy nhiên, dựa theo chức năng có thể chia RAM làm 2 loại, đó là:

  • SRAM: Hay Static RAM, RAM tĩnh. Đặc điểm của SRAM đó là sau khi nạp dữ liệu được lưu trên loại RAM này cũng sẽ không bị mất đi, trừ trường hợp người dùng khởi động lại thiết bị. Người ta thường sử dụng SRAM cho mục đích lưu trữ dữ liệu khởi động
  • DRAM: Khi đóng hay tắt ứng dụng, tắt thiết bị dữ liệu lưu trên DRAM sẽ bị mất đi. DRAM thường được ứng dụng trong lưu trữ dữ liệu tạm thời khi thiết bị hoạt động

4. Ý nghĩa các thông số của RAM

Không chỉ cần hiểu rõ RAM là gì mà người dùng cũng nên nắm được ý nghĩa các thông số của linh kiện này để có thể dễ dàng tìm mua đúng loại RAM thay thế hay nâng cấp RAM cho thiết bị.

4.1. Bus RAM

Bus RAM được xem như độ lớn của kênh truyền dữ liệu. Có thể hiểu Bus RAM cũng tương tự như băng thông của các gói cước internet mà các nhà mạng cung cấp cho người dùng. Khi độ lớn của kênh truyền dữ liệu càng cao thì tốc độ truy xuất dữ liệu sẽ càng nhanh.

Có 2 loại bộ nhớ RAM, đó là:

  • DDR RAM: Tên gọi đầy đủ là Double Data Rate Random Access Memory. Bộ nhớ RAM này sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ trong quá trình hoạt động và trong cùng một xung nhịp có thể truyền tới 2 đường dữ liệu. Hiện nay DDR RAM được sử dụng rất rộng rãi
  • SDRAM: Tên gọi đầy đủ là Synchronous Dynamic Random Access Memory. Đây là bộ nhớ RAM truy cập ngẫu nhiên đồng bộ. Tuy nhiên, hiện nay SDRAM không còn được sử dụng phổ biến nữa

DDR RAM hiện đang được sử dụng rất rộng rãi

4.2. Dung lượng RAM

Quá trình hoạt động, thời gian tương tác phản hồi của người dùng với ứng dụng trên thiết bị như thế nào phần lớn đều dựa vào dung lượng RAM. Khi dung lượng RAM càng lớn thì không gian lưu trữ càng nhiều. Nhờ vậy mà thiết bị có thể hoạt động ổn định, mượt mà hơn, không còn xuất hiện tình trạng giật lag. Bên cạnh đó, bộ nhớ RAM có dung lượng lớn còn giúp thiết bị chạy đa nhiệm hiệu quả hơn.

Như vậy là chúng tôi đã giải thích chi tiết RAM là gì và có cấu tạo, hoạt động ra sao. Có thể thấy, RAM là một linh kiện cực kỳ quan trọng với máy tính, điện thoại,… Tùy theo nhu cầu mà người dùng có thể thay thế hoặc nâng cấp RAM để cải thiện hiệu suất làm việc cho thiết bị. Tuy nhiên, cần chọn mua RAM chính hãng ở các địa chỉ uy tín và khi mua RAM cần đảm bảo RAM có thông số phù hợp với thiết bị.

Theo: Ngọc Yến – KTPM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *